Đình Chí Công: Nơi thờ thần núi ở Đak Pơ được vua công nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tế tại thị xã An Khê nhằm phục vụ đề tài khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, nhóm cán bộ của Bảo tàng tỉnh đã tới thăm đình Chí Công (xã Cư An, huyện Đak Pơ). Đây là ngôi đình thờ thần núi duy nhất tại Gia Lai và được các vua triều Nguyễn sắc phong công nhận.
Căn cứ vào thời gian ghi trên những sắc phong đang được lưu giữ cẩn thận tại đây, đình Chí Công được người dân dựng lên từ cuối thế kỷ XIX. Theo lời kể của ông Nguyễn Dũng Chinh (77 tuổi, Trưởng ban nghi lễ, phụng tế), ban đầu, đình được dựng bằng tranh tre, vách đất tại chân núi Chí Công, cách vị trí hiện tại hơn 2 km. Đến những năm 30 của thế kỷ trước, đình bị đốt phá, phải dời ra khu vực đông dân cư cách khu vực hiện tại khoảng 500 m. Đến năm 1954, đình được dời về vị trí hiện nay: thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ. Năm 1990, người dân trong vùng đóng góp kinh phí và ngày công trùng tu đình để có diện mạo như ngày nay.
Về kiến trúc đình Chí Công, ngoài chánh điện thờ thần, còn nhà tiền hiền và nhà âm linh (chung một gian) cất bên phải (từ ngoài nhìn vào) và phía trước, mé trái chánh điện là dinh Cô mới được xây dựng, sạch sẽ, khang trang thờ bà Ngũ Hành; phía sau dinh Cô là dinh ông Chúa nhỏ, am thờ Chúa tể sơn lâm (hổ). Ông Nguyễn Đức Chí-Trưởng thôn Chí Công-cho biết: Diện tích đất sử dụng của đình Chí Công là 1.500 m2, mặt trước giáp quốc lộ 19, hai bên và phía sau giáp khu dân cư. Đến nay, địa phương đã làm xong thủ tục cấp quyền sử dụng đất cho đình. Hàng năm, Ban nghi lễ đình Chí Công và người dân địa phương tổ chức cúng đình vào 3 ngày lễ lớn (theo âm lịch): cúng Quý Xuân ngày 19-2, cúng bà Ngũ Hành ngày 23-3, cúng Quý Thu ngày 19-8.
Chính điện đình Chí Công (xã Cư An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Chính điện đình Chí Công (xã Cư An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Qua tìm hiểu được biết, đình Chí Công còn lưu giữ nguyên vẹn 3 đạo sắc phong từ hơn một thế kỷ trước. Trong đó, 2 sắc phong năm 1911, thời Vua Duy Tân (1 sắc phong ban cho Thành Hoàng và Thổ Địa; 1 sắc ban cho thần Thiên Y A Na). Hai vị thần này khá phổ biến trong hệ thống sắc phong ở thị xã An Khê và huyện Đak Pơ cũng như ở nhiều ngôi đình vùng Nam Bộ và Trung Bộ. Độc đáo là sắc thứ ba năm 1913, thời Vua Duy Tân, phong ban cho Thần Núi Chí Công. Đây cũng chính là nét khác biệt ở ngôi đình này.
Ngoài những sắc phong quý, nơi đây còn giữ được tấm biển hiệu tên đình bằng chữ Hán và tấm rèm che án thờ chính điện cũng có tuổi đời hàng trăm năm. Bên cạnh những hiện vật có giá trị cổ xưa, đình còn có rất nhiều hoành phi, liễn đối, các bài văn cúng bằng chữ Hán tồn tại từ nhiều năm nay.
Trao đổi với cán bộ Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ, chúng tôi được biết, đình Chí Công đã được chính quyền địa phương bổ sung vào danh mục các đình, miếu trên địa bàn huyện trình UBND tỉnh phê duyệt lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích.
Hy vọng trong thời gian đến, đình Chí Công sẽ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
NGUYỄN ANH MINH

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.