Dịch sốt xuất huyết tăng hơn 10.000 ca/tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Y tế cho biết, qua báo cáo của các địa phương, đến ngày 19-7, cả nước ghi nhận hơn 113.400 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng hơn 10.000 ca so với tuần trước.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai thăm khám cho bệnh nhân SXH. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai thăm khám cho bệnh nhân SXH. Ảnh: Như Nguyện

Đồng thời, ghi nhận 39 trường hợp tử vong vì SXH, tăng 2 ca so với tuần trước. Bộ Y tế dự báo, ca mắc SXH có thể gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng-chống dịch bệnh. 

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch trong cộng đồng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong; có kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế chuyển tuyến khi không cần thiết, tránh quá tải bệnh viện. 
Tại Gia Lai, từ đầu năm đến nay, ngành Y tế ghi nhận 411 ổ dịch SXH, trong đó có 248 ổ dịch đã được khống chế, còn 163 ổ dịch đang tồn tại. 
Đặc biệt, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận thêm 383 trường hợp mắc SXH, tăng 177 ca so với tuần trước đó, nâng tổng số ca từ đầu năm đến nay lên 1.715 ca (1 ca tử vong). Bệnh SXH xảy ra tại 129/220 xã, phường, thị trấn của 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Trong 7 tháng qua, số ca bệnh SXH tăng 4,1 lần so với cùng kỳ năm 2021.
NGUYÊN VÕ 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.