Đi về phía ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tán cây thật dày mà nắng vẫn lọt qua, nắng lóe lên như một viên ngọc quý. Có bao khu rừng đang trút lá như bức sơn mài ủ đã đủ ngày, vỏ cây mốc lên những gam màu không có bút pháp của họa sĩ nào vẽ được. Màu xưa cũ của mùa thu sao mà quyến rũ đến thế!

Quê tôi mùa này đẹp như tranh bởi những gì quen thuộc nhất đều đã trở về. Cỏ héo dần, nhường lại lối mòn đất đỏ có những vết chân trâu vừa dầm mưa hôm nào. Mùa thu cũng đã trả lại vẻ khô cho những mái nhà. Với người đi từ xa về bao giờ cũng nhìn thấy những mái nhà đầu tiên để biết mấy tháng qua, một năm qua, nắng mưa làm thay đổi cuộc sống đến thế nào.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Tôi nhớ một năm nào đó, giữa trưa, ông tôi đem chiếc bồ đan bằng tre ra sửa lại. Những nắm hạt giống được gieo đã trở về đầy bồ sau một cuộc phiêu lưu với mùa màng. Cuộc phiêu lưu chẳng có gì mới mẻ nhưng từ đời này qua đời khác, mang theo cả quy luật sinh-trụ-dị-diệt, mất đi, lại sinh ra mà làm nên xóm làng, làm nên lẽ nhân sinh. Nhìn mái tóc bạc, nước da nâu của ông, tôi hỏi ông có vui không? Ông cười bảo: “Vui chứ cháu, người nông dân chỉ cần thấy thóc, khoai đầy sân, heo gà đầy chuồng là vui”.

Đến khi chúng tôi lớn lên thì mọi chuyện đã khác. Tuy lúa khoai đầy ắp mà vẫn phải tha hương. Những thơm thảo cũ xưa không đủ để làm những giấc mơ của chúng tôi “no” được. Khi người ta còn tuổi trẻ, có cả những khát vọng không tưởng nhưng đầy hứa hẹn. Người trẻ bao giờ cũng muốn ra đi, đi thật xa theo tiếng gọi của thanh xuân, để rồi khi trở về thấy con đường nào cũng đầy chiêm nghiệm.

Có lần, đi trên chuyến xe mùa thu về quê, nhìn nắng mật ong trải vàng trên cánh đồng vụ mùa, một bác trung niên tóc điểm bạc nói với tôi: “Biết thế, ngày xưa cứ để hoa mào gà mọc, giờ người ta phải đi cả trăm cây số để chụp với hoa cải, hoa tam giác mạch. Hoa mào gà quê mình đỏ ấm cả mùa đông, con đường này sẽ đẹp lắm”. Phải chăng khi nhận ra hồn vía của đất đai, làng quê là lúc con người ta đã già với biết bao từng trải, kinh nghiệm sống.

Có những góc xưa còn lưu dấu trên phố để ta sống chậm lại. Có những dòng sông xưa nước vẫn lặng trôi để ta hoài niệm một tiếng gọi đò. Con người thật lạ, có khi mải miết kiếm tìm để đến khi ngoảnh lại lại bắt gặp những gì từng mong đợi ở tương lai. Cũng như những mùa màng qua đi, mưa nắng thất thường, lòng người với ái, ố, hỉ, nộ… lại trở về yên ả như mặt hồ. Đi về xưa cũ để nhận ra mình đã mới mẻ, đã không còn là mình đầy ước mơ, hy vọng rồi lại thất vọng. Một căn nhà đã lắng lại bao kỷ niệm, một con đường đã in hằn bao bước chân khó nhọc, một cánh cổng vừa khép lại đã mở ra đón bước chân ta, cứ thế từng ngày, từng ngày thấm thía hương vị cuộc đời.

Những gì còn lại dù đắng cay, tiếc nuối vẫn là một thứ mật ngọt thiết tha của cuộc đời này!

 

 BÙI VIỆT PHƯƠNG
 

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.