Đề xuất nâng cấp Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng muốn Bộ Giao thông- Vận tải sớm bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương là cảng hàng không quốc tế.

Sân bay Liên Khương được đầu tư từ năm 2010
Sân bay Liên Khương được đầu tư từ năm 2010



Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải hồi đầu tháng 8/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về giao thông xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương là cảng hàng không quốc tế giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đồng thời sớm đầu tư nâng cấp sân bay này từ cấp 4D thành cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện Cảng hàng không Liên Khương đang khai thác 6 đường bay nội địa đi/đến Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Vinh, Huế, Hải Phòng và 2 đường bay quốc tế thường lệ đi/đến Băng Cốc (Thái Lan), Vũ Hán (Trung Quốc) và một số đường bay charter đi/đến Singapore, Hàn Quốc với tần suất khai thác từ 32 chuyến/ngày.

Cảng hàng không Liên Khương cũng là 1 trong 5 cảng hàng không hoạt động có hiệu quả trong tổng số 22 cảng hàng không trong cả nước, với lượng hành khách không qua đạt 1,53 triệu khách trong năm 2017; 0,65 triệu hành khách trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 36% so với cùng kỳ. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của Cảng hàng không Liên Khương hiện nay chưa đáp ứng được tốc độ phát triển và nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong nước và quốc tế, nhất là việc bố trí các phòng làm việc cho lực lượng hải quan, kiểm soát an ninh, an toàn bay phục vụ các chuyến bay quốc tế thường lệ đi/đến tại cảng.

Trước đó, để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan tại Cảng hàng không Liên Khương, mới đây, Tổng cục Hải quan có văn bản đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo Cảng hàng không Liên Khương khẩn trương thực hiện nội dung chỉ đạo của Cục hàng không Việt Nam, có thông báo thời gian hoàn thành, trường hợp không thực hiện cần có văn bản thông báo gửi Tổng cục Hải quan.Trường hợp Cảng hàng không Liên Khương không triển khai thực hiện các công việc trên, Cục hàng không Việt Nam dừng việc cấp phép tiếp cho các chuyến bay quốc tế cất, hạ cách tại Cảng hàng không Liên Khương.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính thông báo với Bộ Giao thông vận tải về việc dừng hoạt động lực lượng Hải quan tại Cảng hàng không Liên Khương do không đáp ứng cơ sở hạ tầng cho hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan.

Theo baodautu

Có thể bạn quan tâm

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ 3: Tạo đà cho ngành công nghiệp

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ 3: Tạo đà cho ngành công nghiệp

(GLO)- Khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, sản xuất, phân phối điện theo công nghệ tiên tiến là những định hướng để từng bước đưa Gia Lai trở thành một hình mẫu trong phát triển công nghiệp xanh, sinh thái, tuần hoàn.

Ước mong đưa biển lên cao nguyên

Ước mong đưa biển lên cao nguyên

Tỉnh Gia Lai rất chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là những tuyến đường kết nối với cảng biển ở miền Trung như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh: "Kết nối hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông để Gia Lai có "biển", phát huy hết tiềm năng thế mạnh vốn có".