Dạy trực tuyến học sinh lớp 1 rất khó đảm bảo chất lượng, vậy phải làm sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đối với học sinh còn nhỏ tuổi, chưa có thể làm chủ bản thân nên hạn chế dạy học trực tuyến. Đặc biệt với lớp 1 thì dạy học trực tuyến là không thể và nếu dạy sẽ mang lại chất lượng giáo dục rất thấp.

Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 rèn kỹ năng sống là chính, không hy vọng nhiều vào việc dạy các kiến thức cơ bản cho các em - Ảnh: PHHS
Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 rèn kỹ năng sống là chính, không hy vọng nhiều vào việc dạy các kiến thức cơ bản cho các em - Ảnh: PHHS


Rất khó dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1

Học sinh lớp 1 chú ý có chủ định rất hạn chế, thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi âm thanh hay sự kiện nào khác xung quanh. Các em chỉ có thể chú ý tối đa 25 phút khi học trực tiếp. Trong dạy học trực tuyến, sự chú ý này cũng chỉ 10 tới 15 phút là tối đa. Trí giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết. Do đó, rèn các kỹ năng cơ bản về đọc, nghe, nói và viết hay làm tính rất ít hiệu quả khi các em phải buộc học qua trực tuyến.

Trí tưởng tượng của các em còn đơn giản, nên rất cần có sự mô tả hướng dẫn trực tiếp của thầy cô. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện mục tiêu đến cùng, dù đó là nhỏ bé. Các em vẫn còn ham chơi, chưa thích học, giống những gì đã thành thói quen khi còn ở lớp mẫu giáo.

Rõ ràng rằng, hạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 cần phải có cha mẹ hay người trưởng thành kèm cặp “một- một” trong suốt quá trình các em học. Không chỉ hỗ trợ các em để thao tác các chức năng của máy tính, điện thoại thông minh  mà còn giải quyết nhiều yêu cầu của trẻ 6 tuổi, như cần ăn, đòi uống hay muốn có bất cứ cái gì về dụng cụ hay đồ dùng học tập.

Đối với một số nơi thuận lợi còn có thể, rộng ra, tất cả các vùng miền trong cả nước, chắc là một điều rất khó cho các trường và mỗi gia đình.


 

 Hình thức học trực tuyến nên nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn như xem tranh, xem phim hoạt hình - Ảnh: Đ.N
Hình thức học trực tuyến nên nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn như xem tranh, xem phim hoạt hình - Ảnh: Đ.N


Cắt bớt môn học, thời gian học

Trước mắt, các địa phương khi tổ chức dạy học trực tuyến cho lớp 1, lớp 2 có thể là những địa phương, những trường đang bình thường trong trạng thái mới mới, cần tổ chức khai giảng và dạy học trực tiếp bình thường. Cần đặc biệt tranh thủ thời gian vàng, sự yên bình, đang không có dịch để dạy và học trực tiếp cho học sinh.

Những trường “cực chẳng đã” phải dạy học trực tuyến, trước mắt cần khảo sát để phân loại, xây dựng bản đồ từng vùng, từng trường, từng học sinh phải học trực tuyến. Thống nhất kế hoạch chi tiết sự phối hợp dạy học trực tuyến giữa giáo viên và gia đình các em.

Dạy học mang nặng mục tiêu làm quen, “giữ trẻ” , tạo cho các em có tâm lý bình thường như các anh chị đang được học ở các lớp trên. Cha mẹ phải đồng hành học cùng con. Rèn kỹ năng sống là chính, không hy vọng nhiều vào việc dạy các kiến thức cơ bản cho các em. Viết đúng chưa cần viết đẹp. Biết làm tính chưa cần tính nhanh. Nội dung học bắt buộc phải thông qua kênh hình, có màu sắc rực rỡ, sinh động qua đó hình thành khái niệm sơ khai mang tính đầu đời ở trẻ đầu cấp tiểu học.

Hình thức học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn như xem tranh, xem phim hoạt hình, vốn từng quen thuộc với các em. Các video hay clip rất có ích cho dạy học trực tuyến cho lớp nhỏ tuổi. Cắt bớt môn học, giữ lại các môn nghệ thuật, tự nhiên-xã hội và tiếng Việt; cắt bớt thời gian trong một tiết, chỉ còn 15 tới 20 phút và số tiết trong một ngày, không quá 3 tiết và kéo dài thời gian nghỉ cách tiết từ 30 tới 45 phút . Không dạy hai buổi mà chỉ cần tổ chức dạy một buổi/ngày.

Việc dạy học trực tuyến cần phải làm mới đi và mềm đi. Riêng học sinh lớp 1 phải có cách làm riêng và kế hoạch giáo dục riêng.


 


Nên kéo dài năm học thêm từ 4 đến 6 tuần

Đành rằng “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc hoc” nhưng chúng ta đang chống dịch như chống giặc. Mọi chỉ đạo của chúng ta phải linh hoạt để vừa bảo toàn sức khỏe, tránh dịch đồng thời giữ việc học cho trẻ em được bình thường và đạt được chất lượng tối thiểu.

Thiết nghĩ, ta có thể chỉ đạo để có nhiều khung kế hoạch dạy học khác nhau, tùy vào thời gian nghỉ chống dịch ở mỗi địa phương, mối khối lớp và mỗi cấp học. Chúng ta không thể đồng loạt, theo kiểu “đồng phục” như chỉ đạo dạy học trực tiếp truyền thống.

Kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT đã cho phép các địa phương du di 2 tuần, sao không thể cho du di dài ra, từ 4 đến 6 tuần, giúp các địa phương chủ động, dồn nguồn lực cho chống dịch. Bộ GD-ĐT không nên giữ khung kế hoạch năm học quá cứng, như giai đoạn cả nước không có dịch. Ngay cả phương án cụ thể cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cũng nên phải thay đổi, đã được định hướng cụ thể và được công bố từ bây giờ, ngay đầu năm học này.


Theo Đặng Tự Ân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.