Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 5-9, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long ký ban hành Kế hoạch số 2378/KH-UBND về Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, kế hoạch đặt mục đến năm 2025 có 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá. 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống. 100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình được thông tin về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai. Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh ...).

Áp dụng mã vạch truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn sản phẩm giúp nâng cao giá trị hàng hóa của các hợp tác xã, cơ sở sản xuất . Ảnh: VŨ THẢO
Áp dụng mã vạch truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn sản phẩm giúp nâng cao giá trị hàng hóa của các hợp tác xã, cơ sở sản xuất . Ảnh: VŨ THẢO

Cùng với đó, 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số. Phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến địa phương được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành Phòng họp trực tuyến. Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số. 100% các hệ thống thông tin thuộc Kế hoạch này được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng. Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về Chương trình.

Kế hoạch triển khai thực hiện trên toàn tỉnh từ năm 2021 đến 2025, gồm 6 nhiệm vụ cụ thể: Hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; cổng thông tin thành phần Chương trình; duy trì, nâng cấp Hệ thống phòng họp trực tuyến; bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia; đầu tư/nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình; tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, tập huấn. Đồng thời, đề ra các nhóm giải pháp để triển khai thực hiện như: Chuyển đổi nhận thức; thể chế số; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; huy động nguồn lực triển khai.

Nguồn vốn triển khai Kế hoạch được bố trí, đảm bảo từ kinh phí thực hiện tại Nội dung số 1, nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 3 - Dự án 10: “Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình ” và Tiểu dự án 4 - Dự án 5: “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.