Đấu tranh làm thất bại âm mưu của tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” tại Lâm Đồng - Bài 2: Trò hề 'trưng cầu dân ý' và bầu Đào Minh Quân làm tổng thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2015 tới nay, "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" là tổ chức khủng bố, phản động tác động trực tiếp, mạnh nhất đến địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tới hết tháng 7/2023, Lâm Đồng có 40 đối tượng là cơ sở nội địa của chúng, bị lực lượng Công an đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ. Trong đó, 27/40 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng, số còn lại ngụ ở các địa phương khác nhưng có hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trần Thị Ánh Hoa, Đặng Quang Khánh và Đặng Toàn Trung tại tòa.

Trần Thị Ánh Hoa, Đặng Quang Khánh và Đặng Toàn Trung tại tòa.

Chúng thường lập hội nhóm trên mạng xã hội, chia sẻ những sự kiện liên quan đến biển đảo, môi trường, các vấn đề tiêu cực, xuyên tạc, vu khống Đảng và Nhà nước… nhằm lôi kéo, kích động số đối tượng đang gặp vấn đề "bất mãn" liên quan tới yếu tố chính trị, tranh chấp đất đai, khiếu kiện, vấn đề dân tộc, tôn giáo… Tổ chức này còn đưa ra khẩu hiệu thoạt nghe đầy tính vì dân, như: "Lấy lại đất tổ - không làm khổ dân", "Việt không giết Việt", hứa hẹn trả tiền, phong cấp bậc, chức tước… để tác động, lôi kéo, tuyển lựa lực lượng sau đó giao nhiệm vụ cho từng đối tượng trong nước tiến hành các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước dưới hình thức bất bạo động và bạo động vũ trang.

Để giải quyết mâu thuẫn của số đối tượng cầm đầu ở Mỹ và tìm cách củng cố lực lượng ở trong nước, Đào Minh Quân và số đối tượng cầm đầu đã tiến hành sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của "Bộ Tư lệnh chiến lược toàn quốc - Bộ Quốc phòng" thành 8 đầu mối. Thông qua mạng xã hội, Đào Minh Quân tổ chức họp "quốc hội" định kỳ trực tuyến vào thứ 5 hằng tuần để bàn bạc, triển khai các nội dung, hoạt động chống phá, kêu gọi các thành viên chủ chốt đóng góp tài chính, hiện vật… đồng thời hứa hẹn sẽ trả cho những thành viên hoạt động tích cực từ 1.000-4.000 USD/tháng. Trên thực tế, chúng chỉ hứa suông. Phần lớn thành viên bị tổ chức "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" và số đối tượng cốt cán cầm đầu lợi dụng như một tay sai để thực hiện âm mưu chính trị nhằm mục đích vụ lợi cá nhân.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng xác định, tháng 4/2019, Trần Thị Ánh Hoa (SN 1963, quê Đà Nẵng, tạm trú tại đường Nguyễn An Ninh, TP Đà Lạt), là nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã có đơn xin tham gia tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời". Sau đó, đối tượng được Đặng Toàn Trung (SN 1952, tại Trà Vinh) và Đặng Quang Khánh (SN 1962, tại TP Hồ Chí Minh) hướng dẫn cách thức vận động lôi kéo người khác tham gia "trưng cầu dân ý".

Trần Thị Ánh Hoa đã thu thập, cung cấp 1.985 trường hợp (chủ yếu là những người tới Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng khám, điều trị bệnh) cho tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" để thực hiện cái gọi là "trưng cầu dân ý". Trên cơ sở danh sách do Trần Thị Ánh Hoa cung cấp, đã có 1.446 trường hợp được tổ chức này chấp nhận và cung cấp mã định danh công dân (ID).

Tháng 6/2019, Trần Thị Ánh Hoa được tổ chức khủng bố này đặt bí số A178 để hoạt động. Các thành viên của tổ chức khủng bố trên lần lượt bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng củng cố hồ sơ, khởi tố bắt tạm giam. Tháng 7/2020, TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt Đặng Toàn Trung 7 năm tù và 3 năm quản chế; Trần Thị Ánh Hoa và Đặng Quang Khánh, mỗi đối tượng 6 năm tù và 3 năm quản chế về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Còn Nguyễn Thị Tuyết (SN 1961, ngụ xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) trở thành thành viên hoạt động tích cực tại Lâm Đồng. Tháng 4/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Tuyết về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Kết quả điều tra xác định, thông qua mạng xã hội và điện thoại, Nguyễn Thị Tuyết đã gửi và nhận tài liệu từ tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời".

Tại địa phương, Tuyết đã ra sức vận động nhiều người dân tham gia trưng cầu dân ý, bầu cho Đào Minh Quân làm "Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa". Khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Tuyết, Cơ quan An ninh điều tra thu giữ được 4 cuốn sổ viết tay, 2 bộ tài liệu giấy và nhiều tài liệu điện tử trong máy tính cá nhân của đối tượng này. Nội dung các tài liệu trên đều liên quan đến hoạt động cho tổ chức "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời".

Từ kết quả đấu tranh, xử lý có hiệu quả các đối tượng của tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" tại Lâm Đồng đã góp phần giữ vững an ninh chính trị tại địa phương, ngăn chặn không để đối tượng móc nối hoạt động rộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk và các tỉnh, thành khác.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.