Đầu năm “xông đất” những triệu phú trồng sầu riêng ở Ia Kly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thay vì du xuân ở những địa điểm vui chơi giải trí, ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, tôi quyết định “xông đất” những “lão nông” trồng sầu riêng ở xã Ia Kly (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) như đã hẹn.

Từ ý chí của nông dân trẻ

Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán sau khi cùng gia đình đi chùa, tảo mộ về, lão nông Đặng Văn Cường (làng Pó) tranh thủ đi thăm vườn. Và rồi “nhập gia tùy tục”, thay vì trò chuyện bên ly trà, khay bánh mứt, tôi theo chân gia chủ đi thăm vườn. Bên vườn sầu riêng xanh mướt, trĩu hoa, ông Cường nhớ lại: Gần 20 năm về trước, vùng đất này còn heo hút lắm. Tôi thấy nơi đây đất đai tươi tốt nên vay mượn, gom góp được gần 100 triệu đồng mua 3 ha rẫy ở xã Ia Kly để trồng cà phê, tiêu. Ban ngày đi làm thuê, tối ra đào đất, lật cỏ, trồng cà phê, tiêu.

“Khoảng năm 2016, cây hồ tiêu bị chết nhiều, cà phê già cỗi năng suất thấp nên tôi trồng xen canh 60 cây sầu riêng Thái”. Nói rồi ông nhẩm tính, trước đây chưa trồng xen sầu riêng, gần 3 ha cà phê và hơn 100 trụ tiêu, mỗi năm chỉ cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng, chưa trừ chi phí. Năm 2022, 60 cây sầu riêng cho thu bói cũng đã được hơn 200 triệu đồng.

Lão nông Đặng Văn Cường bên vườn cây sầu riêng của mình. Ảnh: Đinh Yến
Lão nông Đặng Văn Cường bên vườn cây sầu riêng của mình. Ảnh: Đinh Yến

Đưa tay nâng niu chùm hoa sầu riêng, ông Cường cho biết để vườn cây phát triển tốt, cho năng suất cao, ông tiếp tục tham gia các lớp tập huấn, nhờ các chuyên gia về chăm sóc cây sầu riêng và lên mạng học hỏi thêm kinh nghiệm. Đến năm 2020, gia đình ông đã sở hữu vườn sầu riêng gần 300 cây.

“So với trồng cà phê thì trồng sầu riêng tốn ít công chăm sóc mà giá trị kinh tế mang lại cao hơn. Riêng năm 2023, vườn cây cho thu hoạch hơn 20 tấn quả. Với giá bán trung bình 50 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình lãi gần 300 triệu đồng”-ông Cường phấn khởi cho hay.

Ông Đặng Văn Cường (bìa trái) hàng ngày theo dõi từng biểu hiện của cây, cùng với đó học hỏi kinh nghiệm từ các kỹ sư nông nghiệp về chăm sóc sầu riêng mang lại năng suất, hiệu quả. Ảnh: Đinh Yến
Ông Đặng Văn Cường (bìa trái) hàng ngày theo dõi từng biểu hiện của cây, cùng với đó học hỏi kinh nghiệm từ các kỹ sư nông nghiệp về chăm sóc sầu riêng mang lại năng suất, hiệu quả. Ảnh: Đinh Yến

Chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc vườn cây cho năng suất cao, ông Cường cho biết, theo thời gian, tán cây sầu riêng ngày càng rộng và năng suất cũng tăng dần. Khi sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh phải chú trọng việc bón phân, tưới nước đúng liều lượng và thời điểm, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa, đậu quả. “Kinh nghiệm của tôi là trước khi sầu riêng ra hoa khoảng 1 tháng thì tưới nước đảm bảo độ ẩm vừa phải, sau đó bón thêm phân, kali để cây ra hoa nhiều và đều hơn. Đến khoảng tháng 12 dương lịch hàng năm, sầu riêng ra hoa là tôi theo dõi và bón 3-4 đợt phân hữu cơ; phun thuốc theo liệu trình tùy vào thời tiết để cây đủ dinh dưỡng nhằm tăng tỷ lệ đậu quả. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả, mưa thì bón nhiều kali hơn 1 chút, còn nắng thì giảm lại để cơm ngon và dẻo hơn”- ông Cường chia sẻ.

“Kỹ sư chân đất”

Nguyên là Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Ia Kly (làng Klă), ông Tống Văn Dũng hiểu hơn ai hết về giá trị của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2015, gia đình ông Dũng từng trồng hơn 10.000 trụ tiêu trên diện tích 5 ha đất. Đến năm 2017, tiêu cho thu bói. Sang năm 2018, cây đang phát triển xanh tốt, quả sai trĩu thì bất ngờ chết dần. Thấy vậy, đến năm 2020, ông quyết định nhổ bỏ để chuyển sang trồng sầu riêng Thái.

Lão nông Tống Văn Dũng giới thiệu từng đặc điểm phát triển cây sầu riêng và quy trình chăm sóc khi cây sầu riêng ra hoa, đậu quả bên vườn cây của mình. Ảnh: Đinh Yến
Lão nông Tống Văn Dũng giới thiệu từng đặc điểm phát triển cây sầu riêng và quy trình chăm sóc khi cây sầu riêng ra hoa, đậu quả bên vườn cây của mình. Ảnh: Đinh Yến

Ông Dũng cho hay: “Tôi chọn giống sầu riêng Thái Lan để có sức đề kháng tốt, khả năng thích nghi cao, cho năng suất ổn định. Về chất lượng thì hạt lép, cơm vàng và độ béo vừa phải nên rất được thị trường ưa chuộng”.

Vốn là người rất chịu khó học hỏi, khi muốn trồng cây gì, ông Dũng đều tìm hiểu kỹ lưỡng mới áp dụng vào sản xuất. Ông cho hay: Trồng sầu riêng không mất nhiều công chăm sóc như các loại cây khác nhưng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và nắm rõ thời điểm nào thì tưới nước, bón phân, phun thuốc; lúc nào cần ưu tiên cây ra đọt, hãm đọt, cây nuôi quả...

Lão nông chia sẻ: Năm 2023, gia đình ông thu bói được khoảng hơn 10 tấn sầu riêng. Tuy nhiên, sau nhiều năm trồng sầu riêng, ông đúc rút được kinh nghiệm là cây sầu riêng hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết thuận thì hoa, quả phát triển tốt, còn thời tiết không thuận thì nhìn vào biểu hiện hoa có bị rụng nhiều, quả đậu nhiều hay rụng mới bón phân, phun thuốc. Năm 2024, gia đình ông dự kiến thu khoảng hơn 40 tấn sầu riêng.

Trao đổi với chúng tôi trước đó, bà Siu H’Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông-cho hay: Những năm qua, đời sống sản xuất nông nghiệp của hội viên nông dân trên địa bàn huyện nói chung và xã Ia Kly có những bước phát triển quan trọng. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mô hình kinh tế hiệu quả. Trong đó, nông dân đã mạnh dạn trồng xen nhiều loại cây ăn quả, trong đó, sầu riêng là cây ăn quả được nhiều nông dân ưu tiên lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm