"Đạo" ở làng mai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở làng mai vàng Háo Đức (xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) dù là dân lành nghèo khó, người giàu sang, có học hay thất học đều làm nghề “cúi đầu trước hoa mai”. 
Cái cộng đồng ấy quanh năm chỉ trồng độc nhất một dòng mai cúc dáng người quân tử (dáng trực). Mai ấy, không những đại diện cho mùa xuân mà còn đại diện cho cốt cách người quân tử hiên ngang giữa trời.
Đào tạo mai
Theo ông Đặng Xuân Ngữ (66 tuổi, thôn Háo Đức), nghề trồng mai bắt đầu bén rễ trên đất Háo Đức từ khoảng 40 năm trở về trước. Ban đầu cụ Đặng Xuân Lan (đã mất) đem giống mai từ miền Nam về ghép với mai rừng Bình Định để trồng thử nghiệm. Thấy thành công, cụ Lan kêu gọi thêm một số người làng cùng trồng để chơi tết. Mọi người tìm ra sông Côn (nhánh đổ về đầm Thị Nại) lấy đất phù sa giữa sông đem về trồng mai. Càng về sau, mai vàng lan tỏa khắp cả dải đất Háo Đức này. Tiếng tăm của làng mai cũng ngày một vang xa ra cả nước.
Cụ Lan là người có công đưa mai về làng, nhưng dân làng Háo Đức có công phát triển nghề trồng mai, sáng tạo ra dòng mai dáng trực độc nhất vô nhị. Sau lớp cụ Lan, đến lớp ông Ngữ là những người phát triển và biến thể dòng mai này. Bây giờ lớp đệ tử kế truyền của ông Ngữ lên đến hàng chục người đều tài hoa, khéo léo.
 
Mai quân tử ở làng Háo Đức vóc dáng khắc khổ rất đặc biệt, đế lớn, thân rồng uốn lượn mạnh mẽ
Nói về mai dáng quân tử, ông Ngữ giải thích: “Mai Háo Đức theo thế trực người quân tử, nhưng lại có nét rất riêng, bốn phía có chi đều đặn gọi là tứ trực. Mai ở đây khắc khổ lắm! Để tạo ra một cây mai hội đủ các tiêu chí đại diện cho một người quân tử, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian công sức. Có những cây nuôi cả một đời người, gắn bó với người ấy cho đến lúc chết…”.
Ông Đỗ Văn Bảy (65 tuổi, thôn Háo Đức) kể thêm: “Vào mùa xuân, khi mai nở hoa, đàn ong sẽ đổ về để lấy mật rồi thụ phấn cho mai kết trái. Đợi đến mùa hạ, hạt mai đã già, người thợ sẽ nhặt lấy đem về cất giữ, đến mùa mưa năm sau mới đem ra ươm cây giống. Khi cây giống lớn lên như đầu ngón tay, chủ vựa bắt đầu đưa vào chậu nhỏ để cắm chông, buộc lạt (dây bằng tre, nứa chẻ mỏng-PV) uốn nắn cho đến lúc trưởng thành, đứng dáng như người quân tử. Tùy theo chủ mai, người chạy theo kinh tế thì muốn mai đứng dáng sớm từ 3 đến 4 năm; người sùng đạo thì giữ cây từ 10 đến 20 năm… Càng lâu năm, mai càng có giá trị cao”.
Mai dáng người quân tử được cộng đồng Háo Đức tạo dựng trong gian khó. Nó không những đại diện cho người quân tử mà còn đại diện cho con người nơi đất võ Bình Định. Thế mai khắc khổ, nhưng khi vươn lên thì thân rồng lực lưỡng, chi cánh đầy đặn.
“Trồng mai cũng như “trồng” người vậy. Sinh ra phải được rèn, không ngừng tu dưỡng đạo đức, để lớn lên làm người quân tử, tướng mạo ung dung, khí chất điềm nhiên khác thường. Những cây con không chịu vào khuôn khổ thì sẽ bị gạt ra khỏi cộng đồng để đào tạo lại hoặc chuyển sang trường phái khác. Mỗi năm thợ mai phải liên tục đào tạo được một thế hệ mai kế cận để thế chỗ cho những chậu mai đã xuất bán ra những cái tết ở phương xa”, ông Ngữ tâm sự.
Những người canh trời
Ở những khu rừng hoang dã, hoa mai thường thức dậy vào mùa xuân, như để báo hiệu cho giống loài khác về thời khắc chuyển mùa. Tuy nhiên, mai không phải là giống loài luôn nở đúng hẹn. Có khi hoa mai nở rất muộn, vào bất kỳ ngày tháng nào của mùa xuân. Chúng tôi đã từng có những chuyến đi vào sâu trong các khu rừng ở núi Hoành Sơn (phía bắc tỉnh Quảng Bình) và từng bắt gặp những cây mai bên rừng nở muộn, vào một ngày nắng giữa tháng 2 (giữa mùa xuân).
Tuy nhiên, về với cộng đồng con người thì cả mùa xuân chỉ đặt trong một cái hẹn 3 ngày đầu tháng giêng. Những chủ mai ở ngôi làng Háo Đức này buộc phải “đặt báo thức” cho cây mai. Bởi, nếu chúng không nở đúng hẹn thì chẳng còn ý nghĩa nào nữa cả. Tất cả công sức suốt một năm trời ròng rã của dân làng sẽ đổ thẳng ra sông, biển. Mất vụ hoa mai, cái tết của thợ mai trở nên tiêu điều, buồn chán. Vì thế, thợ trồng mai cũng cần phải nắm được quy luật của trời đất, mùa vụ để dự đoán trước được thời tiết. Họ còn được mệnh danh với cái mỹ từ khác là những người nắm “thiên cơ”.
 
Người dân làng Háo Đức chăm sóc những cây mai dáng quân tử
Ông Ngữ luận giải, muốn mai nở đúng hẹn thì thợ mai phải biết thuật “canh trời”. Nghĩa là, biết mùa đến sớm hay muộn để nhặt lá mai đón búp. Thường thì mỗi dịp tết Nguyên đán, mai ở Bình Định được các thương lái mang đi khắp các thị trường trong cả nước. Phân ra làm hai cánh, “mai cánh (phía) Nam”, “mai cánh Bắc”. Cứ khoảng 15 đến 20-11 âm lịch, thợ mai Háo Đức phải nhặt lá cho cánh Bắc (bán ở ngoài Bắc, do khí hậu lạnh nên nhặt lá sớm); từ 1 đến 15 tháng Chạp, thợ mai mới nhặt lá cho cánh Nam và mạn Tây Nguyên (những vùng này thời tiết ấm hơn nên nhặt lá muộn).
“Nhặt lá vừa để mai khoe dáng vừa để ép, thúc mai nở đúng ngày. Ngày đẹp nhất là ngày 30 hoặc sáng mồng 1 tết. Nhặt lá mai là công đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định mai nở vào lúc nào. Nếu không canh được trời thì thợ mai sẽ rơi vào thế bị động, nguy cơ mất trắng vụ hoa. Ở làng này, người canh được trời cũng ít lắm! Tuy nhiên, nói thì vậy chứ ai mà đoán được ý trời chứ, nên cũng hên xui, may nhờ rủi chịu thôi. Trồng mai lắm lúc cũng như đánh bạc giữa đồng vậy!”, vẫn lời ông Ngữ.
“Chim thiên di” trở về
Nghe kể, trước kia, làng Háo Đức nghèo xơ xác, được liệt vào một trong những xứ “thiên di” ở tỉnh Bình Định. Quanh năm vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, dân làng đành dắt díu nhau tha phương cầu thực khắp nơi, bỏ lại làng quê người già và trẻ nhỏ. Đàn ông, trai gái khỏe mạnh, số thì vào Nam làm thuê, số khác lên mạn Tây Nguyên để đào củ mì hoặc làm rẫy...
Làng xóm cứ thế bốn mùa trống huơ, trống hoác. Cái sự nghèo khổ cứ bám riết không tha lấy một ai. Thế mà từ khi có nghề trồng mai đã mang con em trở về làng đông đúc. Những cánh chim “thiên di” đã trở về quê cha đất tổ gầy dựng lại tổ ấm. Nhân văn hơn, nghề trồng mai đã tạo công ăn việc làm cho người già, trẻ em, thậm chí cả người khuyết tật hoặc sức khỏe yếu với việc nhặt lá kiếm tiền. Thứ nghề mà tầng lớp nào cũng có thể làm được. Chỉ cần có đất, có ý chí, sự kiên định bền bỉ là nghiễm nhiên làm chủ mai. Mà mấy cái đấy thì dân Háo Đức đã hội đủ từ những ngày lang bạt làm thuê cho thiên hạ. Từ đây, dân làng Háo Đức như sa vào “túi mật”. Đất đai đã chuyển mình, đời sống bà con đi lên. Nhiều người trẻ nhờ trồng mai mà đã xây nhà lầu tiền tỷ. Ông Ngữ khoe rằng, cách đây khoảng 15 năm, có thời điểm một ngày thu được cả tỷ đồng nhờ bán mai tết.
Mai vàng Háo Đức bây giờ đã lan rộng ra cả thị xã An Nhơn, trở thành thủ phủ mai tết lớn nhất miền Trung. Trong một vùng bán kính rộng, khắp nơi đâu đâu cũng thấy trồng mai. Người ta tận dụng hết những khoảng đất vườn, đất ruộng để trồng mai. Cánh đồng thôn Háo Đức trước kia trồng lúa, rau màu thì bây giờ cũng thay thế vào đó là hàng vạn chậu mai. Tuy nhiên, cũng vì thế mà giờ xứ mai vàng Bình Định đang đứng trước nguy cơ quá tải.
Người trồng mai phun thuốc trừ sâu ồ ạt, tràn lan đang dần biến dải đất “quê cha đất tổ” của họ thành “đất chết”. Nhiều cái chết và sự tuyệt chủng của thảm thực vật đã bắt đầu xuất hiệu. Cái đạo làng mai cũng đang mất dần. Đồng tiền cứ thế gặm nhắm dần những giá trị của một dòng mai mẫu mực vừa mới được manh nha… 
Ngọc Oai (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null