Đánh giá kết quả liên kết phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên và với các tỉnh, thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 30-10, tại TP. Buôn Ma Thuột diễn ra hội nghị đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố.

img-3763.jpg
Quang cảnh hội nghị đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố. Ảnh: MAI SAO

Dự hội nghị có bà H’Yim Kđoh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) 5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố ký kết với Đắk Lắk.

Giai đoạn 2019-2025, Sở VH-TT và DL Đắk Lắk đã ký kết biên bản liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương chủ yếu tập trung trên 4 lĩnh vực: hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch, quy hoạch và kêu gọi đầu tư; hợp tác khảo sát, phát triển sản phẩm du lịch; hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Các sở, ban, ngành và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu các sản phẩm du lịch tại các sự kiện lớn về du lịch; hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra các chương trình, sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt.

Sự hội tụ đa dạng về tài nguyên du lịch rừng-biển, hệ thống sông, hồ, di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề là lợi thế để các địa phương liên kết phát triển nhiều loại hình như: du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái...

Hoạt động liên kết không chỉ đem lại sự đa dạng hóa sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước.

img-3759.jpg
Giám đốc Sở VH-TT và DL Gia Lai Trần Ngọc Nhung- đề xuất giải pháp trong triển khai hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Ảnh: MAI SAO

Nằm trong chương trình ký kết, hợp tác phát triển du lịch, từ 2019 đến nay, 2 tỉnh Gia Lai-Đắk Lắk có nhiều hoạt động phối hợp như: cùng tham gia các sự kiện, gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch chung tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh qua các năm; phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch 3 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum tại TP. Hải Phòng; phối hợp đón tiếp đoàn Famtrip do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức khảo sát du lịch tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên… Qua đó, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh, khu vực và liên vùng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp liên kết, hợp tác trong thời gian tới như: việc liên kết tổ chức hội nghị xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương; kết nối du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung với các tỉnh khu vực Tây Nguyên sau khi có đường cao tốc Đắk Lắk-Khánh Hòa; xây dựng tour kết nối du lịch các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh sau khi sân bay Long Thành hoạt động…

Dịp này, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk và các tỉnh, thành phố đã giới thiệu các hoạt động/sự kiện văn hóa-thể thao và du lịch nổi bật 4 tháng cuối năm 2024 và năm 2025 của các địa phương.

Trước đó, các đại biểu dự hội nghị đã đến dâng hương, tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột. Đoàn cũng khảo sát một số khu, điểm, sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc trưng của Đắk Lắk như: Cụm thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng; trải nghiệm hoạt động chèo thuyền cao su (rafting), khám phá các triền đá cổ trên dòng sông Sêrêpôk; tham quan trang trại ca cao Nam Trường Sơn; khảo sát điểm du lịch làng nấm Thành Đồng; điểm du lịch sinh thái Troh Bư tại Buôn Đôn; tham quan Bảo tàng Thế giới cà phê…

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.