Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi và nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm tại nước ngoài là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tại Gia Lai còn thụ động, lúng túng trong vấn đề này.

11.jpg
Các tổ chức, cá nhân cần quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình. Ảnh: Hà Duy

Gạo ST25, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phan Thiết, võng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang... là những thương hiệu không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Thế nhưng, những năm trước, những thương hiệu này bị các doanh nghiệp tại Mỹ, Trung Quốc, Pháp... “chiếm quyền” sở hữu trí tuệ. Để xảy ra những sự việc này là do sự lơ là, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề sở hữu trí tuệ ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ, toàn tỉnh hiện có hơn 520 nhãn hiệu thông thường của tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; 18 văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được cấp; 6 nhãn hiệu chứng nhận (gồm: rau An Khê, gạo Phú Thiện, phở khô Gia Lai, bò Krông Pa, gạo Ia Lâu Chư Prông, rau Đak Pơ) được cấp văn bằng bảo hộ; 2 chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn địa lý Mang Yang cho sản phẩm gạo Ba Chăm-Mang Yang và chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm Hồ tiêu Chư Sê)...

Điều đáng ghi nhận là số lượng văn bằng bảo hộ được cấp của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, trung bình tăng khoảng 5-10%/năm. Tuy nhiên, số doanh nghiệp quan tâm đến đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài lại chưa nhiều.

Theo ông Phạm Anh Văn-Chuyên viên Phòng Quản lý công nghệ và Sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học và Công nghệ): Đã có tình trạng thị trường Trung Quốc thường sử dụng nhãn hiệu của Việt Nam đăng ký thương hiệu. Gia Lai là tỉnh có nhiều sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp có hoạt động xúc tiến thương mại sang Trung Quốc cũng như các nước khác cần lưu tâm đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Sở Khoa học và Công nghệ luôn khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong vấn đề này.

Để khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới thuộc chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND quy định nhiều mức hỗ trợ khác nhau.

33.jpg
Gia Lai còn có hơn 310 sản phẩm OCOP mang đặc trưng vùng miền với chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại, có khả năng xuất khẩu. Ảnh: Hà Duy

Cụ thể, đối với đăng ký bảo hộ trong nước, Nhà nước sẽ hỗ trợ 30 triệu đồng mỗi đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới; hỗ trợ 15 triệu đồng mỗi đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.

Còn đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng cho mỗi đơn được chấp nhận hợp lệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn. Đây là trợ lực để các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất đăng ký bảo hộ cho thương hiệu sản phẩm của mình.

Gia Lai đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 60% sản phẩm chủ lực được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ; đến năm 2030 có tối thiểu 90% các sản phẩm chủ lực được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang châu Âu và châu Á. Ngoài ra, còn có hơn 310 sản phẩm OCOP mang đặc trưng vùng miền với chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại, có khả năng xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, mật ong, hạt mắc ca, hạt điều, tổ yến...

Điều cần làm bây giờ là các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất cần quan tâm đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình, đặc biệt là đối với những sản phẩm đang xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dự án

Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dự án

(GLO)- Chiều 26-12, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp làm việc với Công ty cổ phần Nafoods Group và Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa để tìm giải pháp tháo gỡ các vướng mắc và tạo điều kiện hỗ trợ các công ty phát triển dự án trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này