Dân vận khéo ở Lữ đoàn Thông tin 132

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Trong những năm qua, ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nối cánh sóng từ Trường Sơn ra Trường Sa thông suốt, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin Liên lạc) còn làm tốt công tác dân vận, tham gia tích cực hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Lữ đoàn Thông tin 132 tặng quà và triển khai công tác dân vận tại xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lữ đoàn Thông tin 132 tặng quà và triển khai công tác dân vận tại xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đại tá Nguyễn Đạt Phiên-Chính ủy Lữ đoàn 132 cho biết: Mặc dù các đơn vị của Lữ đoàn đóng quân trải rộng trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên nhưng cán bộ, chiến sĩ của đơn vị luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn luôn xác định thực hiện công tác dân vận, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, xã hội vững mạnh, xây dựng đời sống mới trong nhân dân là vấn đề cơ bản.

Nhiều năm qua, người dân các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Chư Pưh và Chư Sê đã quá quen với hình ảnh những người lính thông tin 132 lúc thì cõng nhà để giúp dân di chuyển lên làng mới, lúc lại xắn quần cải tạo vườn tạp hay những lúc xã Hbông (huyện Chư Sê) bị khô hạn, đơn vị đã huy động phương tiện chở nước sinh hoạt và nước tưới cây giúp dân.

Làng Plei Trớ (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) có 115 hộ chủ yếu là đồng bào Bahnar, trong đó hộ nghèo chiếm gần 50%. Người dân chủ yếu canh tác lúa rẫy và mì nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trước đây, khi ở làng cũ thấp trũng, thường xuyên bị ngập, làng chưa được quy hoạch nên không có vườn trồng rau và chăn nuôi. Thế nhưng những ngày này về làng Plei Trớ mới đã có những đổi thay kỳ lạ. Theo đó, để giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, theo sự phân công của tỉnh, Lữ đoàn 132 đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn giúp 511 ngày công để di dời 29 căn nhà về vị trí làng mới. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ còn kéo 530 m lưới B40 giúp 17 hộ gia đình rào vườn. Đứng trong ngôi nhà khang trang có vườn rộng trồng rau và chăn nuôi, ông Đinh Dung (làng Plei Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cho biết: “Các anh đã cõng nhà mình từ dưới kia lên đây khô ráo hơn, rồi giúp mình rào vườn, cải tạo đất để trồng rau xanh và chăn nuôi. Mình biết ơn bộ đội nhiều lắm”.

Không chỉ giúp đỡ người dân xã Chư A Thai mà từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã huy động hơn 2 ngàn ngày công giúp đỡ người dân các xã: Ia Hrú (huyện Chư Pưh), Pờ Tó (huyện Ia Pa), Hbông (huyện Chư Sê), xã Gào (TP. Pleiku) di dời 52 căn nhà và làm 870 m hàng rào B40; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 300 lượt người; tặng hơn 500 suất quà cho gia đình chính sách, gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và làm 1 km đường giao thông nông thôn. Những việc làm ấy, không chỉ được cấp ủy, chính quyền các cấp tặng nhiều bằng khen và giấy khen mà còn để lại những hình ảnh đẹp về người lính thông tin trong lòng đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Nét mới trong công tác dân vận ở Lữ đoàn 132 là tập trung vào những nhiệm vụ mang tính thời sự, những địa bàn bà con dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vùng căn cứ cách mạng. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các đơn vị đã chủ động phối hợp với địa phương, cử cán bộ, chiến sĩ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, biết được người dân đang cần cái gì thì làm giúp cái đó. Đặc biệt là việc phối hợp giữa đơn vị và chính quyền, nhân dân các địa phương để thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin liên lạc. Với đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã triển khai nhiều nội dung, hình thức, biện pháp, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Nhân dân để nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên lạc do Lữ đoàn quản lý. Lữ đoàn đã phối hợp vận động gần 2.500 lượt người dân cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia bảo vệ các công trình thông tin do đơn vị quản lý; duy trì có hiệu quả các mô hình “Tuyến thông tin nhân dân tốt”; “dân vận khéo-thông tin nhân dân giỏi, góp phần bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống”; “xây dựng mối quan hệ đoàn kết nhân dân, tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đơn vị đóng quân, phối hợp đảm bảo an toàn tuyến cáp quang quân sự, trạm máy thông tin đơn vị quản lý”…

Lãnh đạo đơn vị tặng quà cho gia đình chính sách ở phường Thống Nhất (TP. Pleiku). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lãnh đạo đơn vị tặng quà cho gia đình chính sách ở phường Thống Nhất (TP. Pleiku). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đại tá Nguyễn Đạt Phiên cho biết thêm: “Hệ thống công trình của đơn vị nằm trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chung tay bảo vệ để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bám sát nhiệm vụ mà địa phương giao; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị bạn thực hiện công tác dân vận. Trong đó, tập trung hướng về cơ sở, giúp những gì người dân cần nhất, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đây cũng là việc làm thể hiện sự biết ơn tri ân chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã bao bọc, che chở, giúp đỡ đơn vị hoàn tốt nhiệm vụ của mình".

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.