Dân làng Đê Chơ Gang chung tay bảo tồn nhà sàn truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chúng tôi vừa đến thăm làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Đây là ngôi làng gắn bó với anh Hai Trầu (Nguyễn Nhạc), nơi có Di tích quốc gia đặc biệt-Hòn đá ông Nhạc. Điều khiến chúng tôi ấn tượng chính là việc người dân nơi đây vẫn giữ được rất nhiều nếp nhà sàn truyền thống và thường giúp nhau làm nhà sàn.

Từ trung tâm thị xã An Khê, chúng tôi đi theo tỉnh lộ 667, hướng về huyện Kông Chro để tìm đường vào làng Đê Chơ Gang. Đi khoảng hơn 4 km đã thấy xuất hiện chiếc cổng làng xây kiên cố với dòng chữ “Làng văn hóa Đê Chơ Gang”. Hiện nay, làng Đê Chơ Gang đang xây dựng nông thôn mới với những con đường bê tông trải rộng, những ngôi nhà khang trang. Nhưng, hầu như gia đình nào cũng giữ lại được ngôi nhà sàn ở ngay cạnh bên nhà mới xây. Nhà sàn được bà con làm bằng các vật liệu từ tự nhiên nên sau vài năm phải sửa chữa hoặc thay mới. Vì thế, mỗi khi nhà ai sửa hoặc làm mới nhà sàn, bà con trong làng lại tập trung tới giúp.

Ông Bro đan lớp trên cùng của sàn nhà bằng nan cây lồ ô. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Ông Bro đan lớp trên cùng của sàn nhà bằng nan cây lồ ô. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Gia đình ông Đinh Pênh đang làm lại sàn mới cho ngôi nhà. Để giúp gia đình ông, dân làng đã tập trung đến từ rất sớm, mỗi người mỗi việc, ai quen việc gì thì làm việc đó. Nam giới chặt cây gỗ cứng, cây cao lao, chẻ nan cây lồ ô, chẻ cây giang, cây mây... để làm vật liệu. Phụ nữ chuẩn bị thức ăn, nước uống. “Tôi chuẩn bị rượu ghè, thịt heo, bà con tới làm giúp, ai có gì thì ủng hộ thêm. Vậy nên, người thì mang rượu ghè, người mang bia tới”-ông Pênh chia sẻ. Chúng tôi đếm được tổng cộng 25 ghè rượu đã được chuẩn bị cho lễ ăn mừng sàn nhà mới của gia đình ông Pênh.

Cũng theo ông Pênh, trước đây, gia đình có điều kiện thì làm sàn nhà bằng ván gỗ, nhà nào không có điều kiện thì đan bằng tre, lồ ô. Bây giờ khan hiếm gỗ nên hầu hết bà con đều làm bằng những vật liệu dễ kiếm hơn. Ông Bro-nghệ nhân đan lát-cho biết: “Sạp nhà sàn gồm có 3 lớp: lớp dưới cùng được buộc bằng những cây gỗ cứng to bằng bắp tay; lớp giữa được đan và chằng buộc bởi các cây cao lao to bằng ngón tay cái; lớp trên cùng đan bằng nan chẻ từ cây lồ ô. Các lớp đều được buộc kỹ bằng lạt mây và lạt giang”. Mặc dù làm rất kỹ nhưng theo các bậc cao niên trong làng, thường 5 năm sau phải làm lại sạp một lần.

Không khí làm việc ở đây rất vui vẻ. Bà con nói cười rôm rả, chia sẻ với nhau những điều hay trong cuộc sống, nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt làm việc. Chị em phụ nữ cho biết: Khoảng 2 giờ chiều, khi nam giới đã làm xong công việc của họ thì các chị sẽ lo làm những phần việc nhẹ nhàng còn lại. Sau khi xong mọi việc, họ sẽ cùng nhau ăn uống chúc mừng cho gia chủ tới khuya rồi ai về nhà nấy.

Nhìn cảnh dân làng Đê Chơ Gang vui vẻ giúp nhau dựng nhà, chúng tôi càng hiểu hơn tấm lòng của bà con nơi đây. Bao năm qua, dân làng coi nhau như một gia đình, ai có việc gì đều chung tay giúp sức. Chia tay chúng tôi, ông Pênh còn tự hào khoe rằng, đoàn nghệ nhân cồng chiêng làng Đê Chơ Gang vừa được cử đi biểu diễn phục vụ Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).