Cần tôn tạo di tích Kho tiền ông Nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bảo tàng tỉnh vừa tiến hành khảo sát thực tế tại di tích Kho tiền ông Nhạc (làng Hlang, xã Yang Nam, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) để cập nhật hình ảnh tư liệu mới nhất.

Xuất phát từ thị xã An Khê trên chiếc xe cà tàng, gần trưa, chúng tôi mới tới làng Hlang. Chiếc xe chồm lên trên con đường mòn đủ một lối đi nhưng lởm chởm sỏi đá. Ì ạch mãi chúng tôi cũng leo lên lưng chừng dốc Ya Prum để tiếp tục đi vào di tích Kho tiền ông Nhạc. Đứng trên dốc nhìn ra xa, chỉ thấy đôi ba mái nhà và lác đác màu xanh của một vài rẫy mì do bà con mới trồng. Khung cảnh thật vắng vẻ.

Di tích Kho tiền ông Nhạc nằm trong cụm di tích Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc thuộc Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo. Đây chính là nơi Nguyễn Nhạc cất giấu tiền để phục vụ cho nghĩa quân Tây Sơn. Di tích Kho tiền ông Nhạc cách thị trấn Kông Chro khoảng 10 km về hướng Đông Bắc.

Theo tài liệu của ông Nguyễn Quốc Thành-nhà nghiên cứu về An Khê (đã qua đời), vào những năm 80 của thế kỷ trước, từ thông tin người dân địa phương nhặt được khá nhiều đồng tiền cổ có chữ Hán ở khu vực suối Hlang (xã Yang Nam), nhiều đoàn cán bộ về đây tham quan, khảo sát.

Ngày 4-4-1987, đoàn khảo sát của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã tìm thấy 28 đồng tiền cổ có niên hiệu như: Khai Nguyên, Hàm Bình, Tường Phù, Vĩnh Lạc... (tiền Trung Quốc); Nguyên Phong, Thái Hòa, Cảnh Thống... (tiền Việt Nam). Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có rất nhiều tiền cổ ở các hốc đá bên dòng suối Hlang?

Các hốc đá dọc suối Hlang-nơi phát hiện tiền cổ. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Các hốc đá dọc suối Hlang-nơi phát hiện tiền cổ. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Ngược dòng lịch sử, kho tiền là do Nguyễn Nhạc khi còn làm biện lại thu thuế không giao nộp cho triều đình, cộng với sản nghiệp họ Hồ, họ Nguyễn và hầu hết các nhà thương nghiệp đóng góp mới có. Đây là nguồn dự trữ quân lương. Sau khi nghĩa quân Tây Sơn tiến xuống đồng bằng, Nguyễn Nhạc đã cắt cử 2 anh em ruột là Nguyễn Hữu và Nguyễn Hảo ở lại tập hợp và huấn luyện dân làng Hlang bảo vệ kho tiền.

Nguyễn Huệ đã dặn dò anh em họ Nguyễn: “Gắng sức giữ gìn, có ngày dùng đến”. Chính vì vậy, chẳng những anh em họ Nguyễn mà cả dân làng đều coi kho tiền là của thiêng không ai được xâm phạm.

Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến xuống đồng bằng, đi đến đâu cũng được người dân hồ hởi tiếp đón và cung ứng. Hơn nữa, Nguyễn Nhạc chủ trương lấy của tham quan, ác bá, vừa sung công vừa phân phát cho dân nghèo nên tạm thời không cần dùng đến kho tiền dự trữ. Vì lẽ đó, những người ở nhà trông coi kho tiền cứ âm thầm chờ đợi mà không thấy ông Nhạc quay về lấy tiền.

Sau này, nhà Tây Sơn sụp đổ, nhiều toán cướp đã đến cướp tiền nhưng đều bị anh em họ Nguyễn và dân làng đánh cho tan tác, quyết tâm giữ vững kho tiền thiêng. Khi thủ kho Nguyễn Hữu lâm bệnh nặng, dự liệu không qua khỏi, ông đã cho người vận chuyển tiền giấu trong các hốc đá dọc suối Hlang rồi giao lại cho già làng trông giữ. Vậy nên, người dân mới nhặt được tiền ở các hốc đá dọc con suối.

Đây là một trong rất nhiều câu chuyện lịch sử về kho tiền ông Nhạc. Nhưng căn cứ vào những tài liệu và chứng cứ mà các nhà nghiên cứu thu thập được, chứng minh nơi đây đã tồn tại một kho tiền của nghĩa quân Tây Sơn.

Khu di tích lịch sử Nền nhà-Hồ nước ông Nhạc đã được đầu tư xây dựng nhà bia tưởng niệm, kè đá hồ nước và cổng khang trang, bề thế. Ảnh: Ngọc Minh

Khu di tích lịch sử Nền nhà-Hồ nước ông Nhạc đã được đầu tư xây dựng nhà bia tưởng niệm, kè đá hồ nước và cổng khang trang, bề thế. Ảnh: Ngọc Minh

Theo quan sát của chúng tôi, những năm gần đây, khu di tích Nền nhà-Hồ nước ông Nhạc đã được huyện Kông Chro đầu tư tôn tạo, xây dựng bia di tích, hàng rào bao quanh, đặt biển chỉ dẫn, làm đường bê tông nối từ đường trục chính vào.

Năm 2020, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã trùng tu, xây dựng nhà bia tưởng niệm, kè đá hồ nước, xây cổng đá, làm lối đi nội bộ. Thế nhưng, do kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên mới chỉ thực hiện ở khu vực di tích Nền nhà-Hồ nước, còn khu vực di tích Kho tiền ông Nhạc vẫn còn nguyên sơ với con đường mòn đi vào lởm chởm đá. Vào sâu trong khu vực di tích, ngay đến biển chỉ đường cũng bị gãy đổ. Thiết nghĩ, nếu là khách du lịch, tìm đến được di tích Kho tiền ông Nhạc thực sự rất khó khăn.

Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (trong đó có di tích Kho tiền ông Nhạc) được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991, đến nay đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy, di tích này cần được các cấp, các ngành có thẩm quyền quan tâm, trùng tu, tôn tạo và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho xứng tầm, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).