Đam Pao không chỉ là ký ức: Chàng Việt kiều hồi hương cách tân thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ bỏ công việc ổn định ở nước ngoài với mức lương nhiều bạn trẻ mơ ước, anh K'Jona trở về Lâm Đồng với khát vọng kết hợp thổ cẩm với các chất liệu vải khác nhau để tạo nên những trang phục ấn tượng, mở hướng đi mới cho nghề dệt của dân tộc mình.

“Săn” các họa tiết lạ

Mặc dù chưa nghe giới thiệu tên họ, gốc gác, chúng tôi vẫn nhận ra anh là người bản địa Tây Nguyên bởi nước da nâu, mái tóc xoăn, đôi mắt sâu và nụ cười rạng rỡ rất đặc trưng. K’Jona sinh ra và lớn lên tại buôn làng K’Ho ở xã Đạ Ploa (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), nơi mà hầu như nhà nào cũng có khung cửi để dệt thổ cẩm truyền thống. Đến năm 12 tuổi, K’Jona rất thích vẽ cảnh làng quê thanh bình, buôn làng mở hội, các họa tiết thổ cẩm… là những đề tài của anh.

“Ba khuyên nên học ngành y, nhưng vốn đam mê hội họa, thời trang nên mình cố gắng thi đậu khoa Thiết kế thời trang của trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Năm 2011, mình ra trường rồi sang thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia làm trợ lý cho nhà thiết kế Ridzuan Bohari”, K’Jona hồi tưởng. Anh đã tháp tùng nhà thiết kế (NTK) Ridzuan Bohari tại nhiều tuần lễ thời trang lộng lẫy ở Kuala Lumpur vào các năm 2013, 2014, 2016 và tuần lễ thời trang Malaysia 2015. Thế nhưng, lòng không nguôi trăn trở về thổ cẩm, loại trang phục mộc mạc nhưng giàu bản sắc của quê hương.

Đến năm 2019, sau 8 năm làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế thời trang ở nước ngoài và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, K’Jona từ bỏ vị trí làm việc mà nhiều bạn trẻ mơ ước với mức lương hơn 30 triệu đồng để trở về Việt Nam. In dấu chân khắp các buôn làng ở các xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà), Đạ Ploa (huyện Đạ Huoai), xã Lát và Đưng K’Nớ (huyện Lạc Dương)… để tìm lại hương vị núi rừng, ngửi mùi khói bếp quen thuộc thuở nào và đặc biệt sưu tầm các họa tiết thổ cẩm cho bộ sưu tập của mình.

Sơn nữ K’Ho diện váy cưới của NTK K’Jona.

Sơn nữ K’Ho diện váy cưới của NTK K’Jona.

“Càng đi càng ngỡ ngàng vì thổ cẩm quá đẹp, mẫu mã phong phú; hoa văn và màu sắc rất đặc trưng, tạo được dấu ấn riêng của mỗi vùng đồi núi mà các cộng đồng người thiểu số sinh sống. Họ diễn đạt cuộc sống qua những hình ảnh khi thì đơn giản, chân phương, lúc lại sắc sảo, sống động trên khung dệt”, chị Chế Phương Nam chia sẻ. Chị Nam là Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Lâm Hà, từng đồng hành với NTK K’Jona và một số nhà sưu tầm thổ cẩm trong các chuyến khảo sát.

Đốn tim giới mộ điệu

Khi đã thỏa chí tang bồng sau những tháng ngày rong ruổi, năm 2020, anh K’Jona bắt đầu cách tân thổ cẩm, lên ý tưởng cho những bộ trang phục vừa hiện đại vừa truyền thống. Trong lúc hướng dẫn khách tham quan những trang phục do mình thiết kế, K’Jona cho biết, hoa văn thổ cẩm vốn là hồn cốt của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, rất độc đáo, ấn tượng, nhưng chất liệu dệt khiến loại vải này khá dầy, hơi thô cứng. “Mình tìm cách phối thổ cẩm với các chất liệu khác như voan, cotton, tafta, vải lưới…; đồng thời kết hợp với cách cắt cúp, xếp ly, tạo điểm nhấn ở những chỗ cần thiết để không chỉ tôn dáng người mặc, mà còn giúp bộ trang phục trở nên tinh tế và nhẹ nhàng hơn”, anh giải thích.

Chiêm ngưỡng chiếc váy mà K’Jona thiết kế cho một cô gái để tham gia cuộc thi hoa hậu, người xem không khỏi ngỡ ngàng trước những hoa văn độc đáo của người K’Ho được thêu tỉ mỉ bằng tay trông rất cuốn hút. Cùng với việc đính nhiều hạt đá và cườm tạo điểm nhấn khiến chiếc váy trở nên lộng lẫy, bắt mắt. Sau hồi lâu ngắm chiếc váy, sơn nữ Ka Soan (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) tiết lộ đã đặt K’Jona may chiếc váy cưới của mình.

K’Jona cách tân thổ cẩm.

K’Jona cách tân thổ cẩm.

“Trước kia thổ cẩm thường được trao tặng trong dịp cưới hỏi để may áo, khố, chân váy hoặc làm tấm đắp. Thổ cẩm còn làm vật đổi chác nhưng hầu như chỉ quẩn quanh trong các buôn làng. Trang phục cưới truyền thống của người K’Ho khá đơn giản, chỉ có chân váy và áo cổ tròn. Sau lễ thì gấp cất đi, không sử dụng được nhiều. Bởi thế, khi lướt facebook, nhìn thấy các trang phục thổ cẩm do K’Jona thiết kế, mình thích lắm, vội tìm đến đặt may áo cưới và cả những chiếc váy xinh xắn khác để đi chơi, dự tiệc, lễ hội...”, Ka Soan hào hứng thổ lộ.

“Đối tượng khách hàng mà tôi hướng đến không chỉ ở trong nước mà còn là du khách nước ngoài. Một số khách hàng tại Mỹ, Canada hay Malaysia đã đặt mua các trang phục có dấu ấn thổ cẩm. Họ sẽ là những đại sứ văn hóa tự nhiên nhất khiến thổ cẩm Tây Nguyên được biết đến nhiều hơn”

NTK K’Jona

NTK K’Jona cho biết, màu sắc của thổ cẩm K’Ho khá tối, bao gồm màu xanh của rừng, đan xen các mảng đen và xám là màu của núi, không thích hợp với các trang phục áo cưới, váy dạ hội của giới trẻ hiện đại. Do đó, anh mạnh dạn phá cách theo hướng dùng màu trắng tinh khôi, màu đỏ thắm của đóa hồng tình yêu hay sắc vàng rực rỡ của loài hoa dã quỳ hoang dại làm màu chủ đạo, biến tấm vải thổ cẩm mộc mạc thành những trang phục trẻ trung, thanh thoát. “Sơn nữ xinh đẹp không chỉ ở nét đẹp hình thể mà tâm hồn luôn hướng về cội nguồn, biết rõ mình là ai. Tuy nhiên, mình cũng mạnh dạn thay đổi để vươn xa, vươn cao. Trang phục hiện đại nhưng vẫn thấm đượm phong vị núi rừng”, anh K’Jona chia sẻ.

Vốn yêu thổ cẩm của tộc người K’Ho và cũng có tình yêu lớn không kém đối với tà áo dài quốc phục Việt Nam, NTK K’Jona tìm cách phối hợp các chất liệu mềm mại, hiện đại như nhung, voan, ren với loại vải thổ cẩm mộc mạc nhưng có mã văn hóa sống động. Nhờ vậy, nhiều mẫu thiết kế của anh có sự kết hợp nhuần nhị giữa nét đặc trưng núi rừng nơi vải thổ cẩm cùng sự uyển chuyển, thướt tha của áo dài, nhất là bộ sưu tập “Thiên đường Tây Nguyên”. Lấy cảm hứng từ hoa văn thổ cẩm của người K’Ho, cùng với sự tinh tế trong cấu trúc, phom dáng, K’Jona đã tạo ra cách thức biểu đạt mới cho bộ sưu tập với 20 áo dài truyền thống duyên dáng nói trên.

“NTK K’Jona thường xuyên mua thổ cẩm ở Đam Pao để phục vụ cho các thiết kế của mình. Trang phục càng đa dạng, phong phú thì thổ cẩm của người dân địa phương sẽ được tiêu thụ nhiều, nghề truyền thống sẽ không bị mai một” - Bà Chế Phương Nam

Tại chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam-Hàn Quốc (trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt năm 2022), bộ sưu tập “Thiên đường Tây Nguyên” đã để lại nhiều ấn tượng với giới thời trang. Một số NTK nhận định bộ sưu tập rất trẻ trung, bắt mắt, có cá tính riêng biệt; vừa quen thuộc, gần gũi với lối sống hạo nhiên, phóng khoáng của con người miền sơn cước, vừa có nét sang cả, kín mà gợi của tà áo dài Việt Nam. Sau sự kiện ấy, khách hàng trong ngoài nước đã mua toàn bộ áo dài trong bộ sưu tập.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null