(GLO)- Cùng Chuyện Người Gia Lai số 46 gặp gỡ Liên Quỳnh-nữ cơ thủ đầy bản lĩnh của phố núi. Từ đam mê mãnh liệt, chị đã vượt qua những định kiến để theo đuổi môn billiard. Bằng sự bền bỉ, kiên trì, Liên Quỳnh đang từng bước chinh phục đỉnh cao trên hành trình vốn không mấy “ưu ái” phái nữ này.
Trong báo chí, hình ảnh là ngôn ngữ mạnh mẽ nhất, chạm đến trái tim công chúng theo cách mà câu chữ đôi khi không thể diễn đạt. Đằng sau những bức ảnh lay động cảm xúc là sự dấn thân thầm lặng của những nhà báo ảnh, những người hàng ngày lưu giữ và lan tỏa thông tin bằng khoảnh khắc.
(GLO)- Dám thử, dám sai, dám làm lại – tinh thần của một người trẻ dấn thân vào khởi nghiệp. Trong số 32 của Chuyện Người Gia Lai Podcast, cùng gặp gỡ anh Thái Nguyễn Trung Thành để lắng nghe hành trình học hỏi, vượt qua thử thách và không ngừng đổi mới để theo đuổi đam mê.
(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.
Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.
Hơn 15 năm đam mê sưu tầm, anh Huỳnh Đăng Hiền (46 tuổi, TP Kon Tum, Kon Tum) đang sở hữu bộ sưu tập hàng nghìn hiện vật cổ xưa, đa chủng loại, chất liệu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
(GLO)- Với hơn 15 năm theo đuổi đam mê sưu tầm đồ cổ, anh Lê Văn Ký (SN 1986, tổ 3, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đang sở hữu hơn 1.000 món đồ thuộc hàng trăm loại khác nhau.
(GLO)- Nguyễn Vinh được biết đến là nhà điêu khắc trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết trong hoạt động nghệ thuật. Nguyên là giảng viên Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai), nhưng với bản tính phóng khoáng, anh đã trở về mở xưởng điêu khắc riêng để tự do sáng tác và đeo đuổi niềm đam mê nghệ thuật của riêng mình.
(GLO)- Bằng vốn kiến thức tích lũy được, em Nguyễn Minh Trí (lớp 12A2) và Trần Minh Thư (lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã biến rác thải sinh hoạt thành nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng. Ý tưởng này không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn có thể hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp bền vững bằng giải pháp sinh học.
(GLO)- Những mô hình thanh niên khởi nghiệp thành công đã tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, để phong trào đi vào thực chất và bền vững, ngoài quyết tâm và nỗ lực của người khởi nghiệp còn có sự đồng hành, kết nối và hỗ trợ của tổ chức Đoàn-Hội các cấp.
(GLO)- Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trước xu thế ấy, những người trẻ ở Gia Lai cũng đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn thử sức. Nhiều người trong số họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trồng trọt để đem lại hiệu quả thiết thực.
(GLO)- Có công việc ổn định với mức lương nhiều người mơ ước, nhưng nhiều bạn trẻ ở Gia Lai đã từ bỏ cơ hội tốt để chọn cho mình con đường ít bằng phẳng hơn, đó là khởi nghiệp, tự mình làm chủ. Trải qua không ít thất bại, nhưng bằng niềm đam mê và quyết tâm, nhiều người đã thành công đáng ngưỡng mộ.
(GLO)- Mới 11 tuổi nhưng cô bé người Bahnar Đinh Thị Thai (làng Tờ Nùng Măng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) có thể chơi đàn đá một cách điêu luyện. Với niềm đam mê ấy, em đang góp sức lưu giữ tiếng đàn đá vốn đã bị lãng quên ở vùng đất Ya Ma.
Mới 18 tuổi, Hải Ly có một bảng thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, đam mê nghiên cứu khoa học và chinh phục hàng loạt học bổng danh giá từ các trường Đại học tại Mỹ
(GLO)- Đời sống tinh thần cũng như phong trào văn hóa-văn nghệ tại nhiều địa phương, trường học trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu sử dụng các loại nhạc cụ cũng tăng cao. Các bậc phụ huynh cũng không ngần ngại đầu tư cho con em mình theo đuổi đam mê cũng như mua sắm nhạc cụ. Các cửa hiệu vì vậy luôn đa dạng mặt hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
(GLO)- Số lượng, chất lượng sản phẩm được nâng lên và có tính ứng dụng cao là những điểm nổi bật của Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 8. Điều này càng khẳng định đây là sân chơi bổ ích, giúp các em trau dồi kiến thức, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Với niềm đam mê đặc biệt giống chó H'Mông Cộc đuôi, mới đây anh chàng 8x người Tuyên Quang này đã chi thêm gần nửa tỷ đồng để sở hữu loài khuyển quý bản địa Việt Nam. Không chỉ vậy, anh chàng này còn sở hữu trang trại nuôi nhiều loại chó quý.
(GLO)- Những năm gần đây, cơ sở sản xuất trang phục biểu diễn các dân tộc Xuân Hằng (61 Quyết Tiến, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) được đông đảo khách hàng và đối tác đánh giá cao trong lĩnh vực phục trang biểu diễn. Để đạt được kết quả này, cơ sở đã đầu tư công sức sáng tạo mẫu mã, chất liệu, thiết kế nhằm tôn lên giá trị thẩm mỹ cho trang phục dân tộc.
(GLO)- Đó là chia sẻ của những người làm báo chân chính khi nói về nghề. Với họ, một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng xuất phát từ sự đam mê nghề nghiệp lẫn trách nhiệm xã hội của người viết, hướng đến giá trị chân-thiện-mỹ và được đông đảo công chúng đón nhận.
(GLO)- Đang là Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường Thống Nhất (TP. Pleiku), anh Đinh Quang Tuấn bất ngờ xin nghỉ công tác về nhà khởi nghiệp bằng nghề trồng rau sạch. Đến nay, nhóm của anh đã xây dựng được một cơ sở trồng rau sạch rộng 1.000 m2, mỗi tháng thu nhập vài chục triệu đồng.
(GLO)- Sau khi tốt nghiệp đại học, thay vì tìm việc ở cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, nhiều thanh niên thế hệ 9X đã quyết định khởi nghiệp ngay trên chính mảnh đất quê hương. Nhờ sự nỗ lực vượt khó, dám nghĩ dám làm, nhiều người trong số họ đã thành công.