Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Viết chữ thuê là nghề khá phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là dịch vụ còn mới mẻ tại Gia Lai. Với chị Đỗ Trần Thu Hằng (SN 1992, tổ 4, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), nghề này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn nuôi dưỡng đam mê, giữ gìn nét chữ của dân tộc.

Từ khi còn chập chững cầm cây bút mực vẽ những nét nguệch ngoạc trên trang vở, cô học trò Đỗ Trần Thu Hằng đã mê viết chữ. Nhờ mẹ là giáo viên một trường tiểu học tận tình chỉ bảo, chữ của chị ngày càng đẹp. Những năm học tại Trường THPT chuyên Hùng Vương, chị đã say mê viết hàng trăm trang tập san. Lên đại học với chuyên ngành Văn thư, chị lại có cơ hội để thỏa mãn với nghiệp cầm bút. Chị chia sẻ, mỗi khi mở trang vở với nét chữ thanh thoát, thẳng thớm, sạch sẽ, chị càng có cảm hứng hơn trong học tập, bài học trở nên hấp dẫn, không bị nhàm chán.

Không chỉ tự viết, tự rèn nét chữ, kiểu chữ khác nhau, chị Hằng còn đăng ký khóa học viết chữ đẹp của thầy Nguyễn Đương Ánh-người viết chữ đẹp nổi tiếng ở Bắc Ninh. “Khi học viết chữ đẹp của thầy, tôi nhận ra không đơn thuần chỉ là viết chữ mà còn rèn luyện bản thân, rèn luyện tính cách để thêm kiên nhẫn, cẩn thận, chỉn chu trong công việc”-chị Hằng bộc bạch.

Để không bị mai một và học thêm nhiều kiểu chữ khác nhau, chị vẫn thường xuyên tham gia các khóa học viết chữ đẹp, chữ thư pháp online. Mỗi khi có thời gian rảnh, chị lại đem bút, giấy ra ngồi viết. Chị thường viết thơ, một đoạn văn ấn tượng hoặc có khi chỉ là đôi dòng bày tỏ cảm xúc của bản thân hay một câu châm ngôn.

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê ảnh 1

Mỗi khi có thời gian rảnh, chị Đỗ Trần Thu Hằng lại đem bút, giấy ra ngồi viết. Ảnh: Lê Văn Ngọc

Mê viết chữ đẹp, nhưng chị cũng không ngờ rằng có ngày mình lại mưu sinh bằng những nét chữ ấy. Khi tham gia các nhóm học chữ đẹp trên Facebook, chị Hằng thấy có một số đầu mối tiếp nhận nhu cầu của khách hàng về việc viết thuê thiệp cưới, thư ngỏ, thư mời, thư tình… Họ đặt hàng với những người có nét chữ đẹp để viết thuê với giá 3-5 ngàn đồng/thiệp cưới, 100-200 ngàn đồng/lá thư. Dù đang làm tại một cơ quan nhà nước theo giờ hành chính nhưng chị vẫn mạnh dạn nhận những việc này và làm trong khoảng thời gian rảnh rỗi.

Chị Hằng cho hay: “Tôi thường viết vào giờ nghỉ trưa hoặc tối. Khi con học bài thì tôi ngồi cạnh bên viết chữ. Khi viết thiệp cưới, tôi tập trung vào từng nét một bởi số lượng thiệp mời, khách hàng gửi vừa đủ, nếu viết sai sẽ bị thiếu, trong khi thiệp cưới không ai muốn tẩy xóa cả. Còn khi viết thư, nhiều lúc viết một đoạn dài rồi nhưng chỉ lỡ tay trượt 1 nét thôi là phải viết lại từ đầu. Do đó, mỗi giờ tôi chỉ viết được khoảng 20 tấm thiệp”.

Cũng theo chị Hằng, hiện nay, nhu cầu viết thuê ngày càng cao bởi nhiều người cảm thấy chữ viết tay gửi gắm được tình cảm chân thành hơn. Những tấm thiệp, những bức thư viết tay luôn tạo ấn tượng đối với người nhận.

“Mỗi tháng, tôi kiếm thêm được 2-3 triệu đồng từ công việc này. Nhưng với tôi, thu nhập chỉ là một phần mà hơn cả là tôi được làm việc mình yêu thích. Đặc biệt, nhiều đồng nghiệp ở cơ quan sau khi thấy tôi viết cũng dành thời gian tự rèn lại chữ viết của mình. Thấy mọi người say sưa nắn nót từng con chữ, tôi rất vui vì đã góp phần truyền được cảm hứng cùng tình yêu với chữ Việt. Sắp tới, tôi dự định sẽ mở một lớp viết chữ đẹp cho các em nhỏ”-chị Hằng tiết lộ.

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê ảnh 2

Những bức thiệp cưới đầy ấn tượng qua chữ viết của chị Hằng. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện tại, chị Hằng là cộng tác viên cho các cửa hàng hoa và đồ lưu niệm. Chị Hoàng Thúy Hằng-Chủ cửa hàng “Thú bông Gia Lai” trên đường Tôn Thất Tùng-chia sẻ: Nhiều khách hàng là những cặp yêu nhau hoặc người xa gia đình khi mua hoa và thú bông tại cửa hàng đều lựa chọn những tấm thiệp viết tay để thể hiện tình cảm của mình.

“Khi viết tay, những lời chúc vừa đem đến cảm giác gần gũi, lại bày tỏ sự chân thành nên được nhiều khách ưa chuộng. Khi mạng xã hội và công nghệ phát triển, đa số chúng ta thường chỉ nhắn tin, thăm hỏi nhau qua điện thoại. Nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen rèn viết chữ đẹp, viết chữ nghệ thuật, qua đó thể hiện tính cách, tâm hồn, tình cảm của mình. Nét chữ đẹp, uyển chuyển, bay bướm vì vậy càng có cơ sở để có mặt trên những tấm thiệp, những lá thư đong đầy tình cảm”-chị Hoàng Thúy Hằng tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

(GLO)- Hơn 4.000 vị trí việc làm sẽ được giới thiệu tại Hội chợ việc làm toàn tỉnh năm 2023, trong đó có 34 gian hàng của 33 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp và 30 doanh nghiệp ủy quyền cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu. Hội chợ do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) vào ngày mai (4-3).
Khai mạc Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023

Khai mạc Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023

(GLO)- Sáng 4-3, tại Quảng Trường Đại Đoàn kết (TP. Pleiku), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai khai mạc Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023, với chủ đề “hỗ trợ tư vấn-kết nối việc làm bền vững”. Hội chợ diễn ra 1 ngày, từ 8 giờ đến 16 giờ 30 phút.
Gia Lai đào tạo nhân lực đáp ứng thị trường lao động

Gia Lai đào tạo nhân lực đáp ứng thị trường lao động

(GLO)- Cùng với quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, thị trường lao động ở Gia Lai cũng đang có những bước phục hồi mạnh mẽ. Trước thực tế đó, các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học trên địa bàn cũng linh hoạt thay đổi chương trình, ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển của địa phương.
Ngày 4-3 diễn ra Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023

Ngày 4-3 diễn ra Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023

(GLO)- Ngày 24-2, tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban tổ chức Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023 tổ chức họp bàn thống nhất nội dung tổ chức hội chợ việc làm toàn tỉnh. Ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cuộc họp.
“Người đàn bà ngồi đan”

“Người đàn bà ngồi đan”

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống của hầu hết người dân còn vô cùng chật vật, người làm công ăn lương luôn trong tình trạng “giật gấu vá vai”. Để cải thiện đời sống, ngoài chăn nuôi heo, nhiều phụ nữ còn đan len, móc len thuê.

Mở “cánh cửa” cơ hội

Mở “cánh cửa” cơ hội

(GLO)- Chị đồng nghiệp cũ nói với tôi rằng: “Thực ra, mất việc không phải quá đáng sợ như mình vốn nghĩ. Nhiều khi, thoát ra khỏi vùng an toàn, chúng ta mới có thể khám phá được nhiều khả năng khác của bản thân. Đó cũng là cách để trải nghiệm một cơ hội nghề nghiệp mới”.