Đảm bảo cung ứng điện cho công tác chống hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào trung tuần tháng 3, UBND tỉnh đã công bố rủi ro thiên tai cấp độ 1 trên địa bàn toàn tỉnh, và theo dự báo, trong thời gian tới, tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục xảy ra, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng ở mức cao. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tham gia chống hạn, bảo đảm sản xuất và đời sống của người dân. Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) đã vào cuộc.

Công ty đã thành lập tổ công tác thường trực điều hành cung cấp điện, dự kiến công suất phụ tải toàn tỉnh, lập phương thức kết dây cơ bản năm 2016 của lưới điện phân phối và dự kiến các phương án chuyển đổi cấp điện cụ thể để đối phó với các tình huống khi có sự cố xảy ra. Ông Măng Đoàn-Giám đốc PC Gia Lai cho biết: “Lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường bảo đảm cung ứng điện, không tiết giảm sa thải phụ tải, góp phần phục vụ tốt quá trình chống hạn cứu cây trồng, đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân”.

 

 

Rất nhiều hoạt động được PC Gia Lai triển khai tích cực nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Mới đây, Công ty đã đóng điện đưa vào vận hành trạm biến áp 110 kV Mang Yang-25 MVA, trạm biến áp 110 kV Đức Cơ-25 MVA, nâng tổng số trạm biến áp 110 kV trên địa bàn tỉnh lên 9 trạm cơ bản đáp ứng về nguồn điện nhu cầu điện cho tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri-Campuchia. Về lưới phân phối, PC Gia Lai đã xây dựng, đóng điện trạm biến áp trung gian 35kV Bar Maih (huyện Chư Sê) để chống quá tải TBA 110 kV Chư Sê; xây dựng, đóng điện trạm biến áp trung gian 35/23 kV-6300 kVA Ia Kha (huyện Ia Grai) để chống quá tải lưới điện huyện Ia Grai; hoán chuyển 114 trạm biến áp phụ tải non tải và quá tải cho phù hợp tải, cân pha 292 trạm biến áp phụ tải. Việc đóng điện 7,54 km đường dây 22 kV mạch kép dọc đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku) góp phần bổ sung khả năng cấp điện cho TP. Pleiku.

Ngoài ra, Công ty tận dụng dây thu hồi AC-70 để bổ sung nâng tiết diện dây dẫn cho 41,44 km đường dây 22 kV; tận dụng dây thu hồi AV-70, A-70 để bổ sung nâng tiết diện dây dẫn cho 55,69 km đường dây hạ áp của 45 trạm biến áp phụ tải; nâng dung lượng 100 trạm biến áp phụ tải. Đồng thời, Công ty lắp đặt mới 61 trạm biến áp phân phối thuộc công trình cải tạo nâng cấp lưới điện trạm biến áp có tổn thất điện năng cao; lắp bổ sung 15 thiết bị đóng cắt; rửa sứ bằng nước cách điện áp lực cao cho 1.594 vị trí cột điện trên chiều dài 115,6 km đường dây 22 kV có nhiều bụi bẩn; lắp đặt đưa vào vận hành hệ thống thu thập số liệu và điều khiển từ xa cho 18 thiết bị đóng-cắt trên lưới.

Để đảm bảo hệ thống điện được vận hành thông suốt, góp phần vào công tác chống hạn hiệu quả, công tác kiểm tra bảo trì thường xuyên hệ thống nguồn lưới điện luôn được tăng cường, tập trung kiểm tra ngày và đêm để vệ sinh bảo dưỡng, xử lý khắc phục khiếm khuyết gây sự cố, các vị trí xung yếu mất an toàn. Ngoài ra, PC Gia Lai kết hợp đấu nối, sửa chữa, bảo dưỡng đường dây trong một lần cắt điện để ưu tiên cấp điện liên tục cho các công trình trọng điểm, các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, phục vụ bơm tưới sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp. Đồng thời giải quyết cấp điện kịp thời cho các phụ tải bơm tưới nông-lâm nghiệp mới, chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị dự phòng, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, trực vận hành 24/24 giờ sẵn sàng xử lý kịp thời các sự cố.

Nhờ đó, 3 tháng đầu năm, điện thương phẩm của tỉnh Gia Lai đã tăng 22% so với cùng kỳ năm 2015, công suất cực đại đạt 190 MW, sản lượng điện đạt 3,25 triệu kWh/ngày, sản lượng điện cho phụ tải nông-lâm nghiệp, thủy sản trong các tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 9,88 triệu kWh/tháng, chiếm 12% tổng sản lượng điện tiêu thụ, tăng 47% so với năm 2015 (6,73 triệu kWh/tháng). Tuy vậy, để góp phần cùng ngành điện cung ứng đủ điện trong mùa khô 2016 thì sự phối hợp, hỗ trợ của khách hàng sử dụng điện là hết sức quan trọng. Khách hàng cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí đối với các thiết bị điện, dụng cụ điện sinh hoạt gia đình, như: đèn chiếu sáng, quạt điện, máy điều hòa,… hạn chế sử dụng các thiết bị điện công suất lớn trong giờ cao điểm.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.