Đak Pơ phục dựng lễ hội Gầu Tào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 29-2, tại làng Mông (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Đak Pơ tổ chức phục dựng lễ hội Gầu Tào (lễ hội mùa xuân) của cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn.
Các chàng trai, cô gái Mông trình diễn một tiết mục hát múa tại lễ hội. Ảnh: Lam Nguyên

Các chàng trai, cô gái Mông trình diễn một tiết mục hát múa tại lễ hội. Ảnh: Lam Nguyên

Từ xã Phi Hải (huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng), một bộ phận đồng bào dân tộc Mông di cư đến sinh sống tại xã Ya Hội từ năm 1982. Sau hơn 40 năm định cư trên vùng đất mới, đến nay làng Mông có tổng cộng 158 hộ, 736 khẩu, chiếm hơn 22% dân số của xã.

Theo phong tục, mỗi dịp Tết đến xuân về, vào tháng Giêng Âm lịch, bà con người Mông tổ chức lễ hội Gầu Tào nhằm cúng tạ, cảm ơn trời đất và thần linh phù hộ, ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng.

Thầy cúng Lý Văn Tính (giữa) thực hiện nghi thức cúng làng. Ảnh: Lam Nguyên

Thầy cúng Lý Văn Tính (giữa) thực hiện nghi thức cúng làng. Ảnh: Lam Nguyên

Lễ hội Gầu Tào diễn ra trong 1 ngày, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm có 3 nghi thức cúng (cúng lấy gánh nước đầu tiên, cúng làng và cúng thổ địa) do thầy cúng của làng đảm nhận với lời khấn: “Thần linh hãy về đây để chứng kiến. Chúng tôi có gà, có gạo, có trứng, có nhang để cúng cho các thần linh. Năm mới tới, các ông hãy phù hộ cho bà con dân làng, mọi người đều bình an vô sự, con cháu đầy nhà, mùa màng bội thu".

Người dân làng Mông hào hứng nhảy sạp trong phần hội. Ảnh: Lam Nguyên

Người dân làng Mông hào hứng nhảy sạp trong phần hội. Ảnh: Lam Nguyên

Kết thúc phần lễ, mọi người cùng tham gia phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống như: ném còn, trình diễn khèn, hát giao duyên, biểu diễn sáo, nhảy sạp, bịt mắt ăn mèn mén… và thưởng thức phần múa hát của các chàng trai, cô gái với những lời ca điệu múa ca ngợi quê hương đất nước.

Lần đầu tiên tổ chức phục dựng, lễ hội Gầu Tào đã góp phần tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn nét văn hóa tín ngưỡng vô cùng đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đak Pơ nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.