Đại hội đảng kết thúc, 'cặp đấu' Harris-Trump chạy nước rút

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cuộc đua tổng thống năm 2024 đầy biến động và khó đoán đang bước vào giai đoạn cuối, khi Phó Tổng thống Kamala Harris đang tìm cách phát huy đà tiến sau Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ tuần trước và cựu Tổng thống Donald Trump đang mài giũa các đòn tấn công của mình.
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP/TTXVN

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP/TTXVN

Theo đài truyền hình CNN, lợi thế thăm dò và thành tích gây quỹ đầu mùa hè của cựu Tổng thống Trump sau khi bị “ám sát hụt” đã bị xóa sổ như chưa từng có khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố từ bỏ nỗ lực tái tranh cử và bà Harris vươn lên dẫn đầu danh sách ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, tạo dựng thêm nhiệt huyết mới cho đảng. Giờ đây, đảng Dân chủ đang tấn công, nhắm đến một bản đồ chiến trường mở rộng để giành được 270 phiếu đại cử tri đoàn.

Cựu Tổng thống Trump đã giành lại sự chú ý vào ngày 24/8 khi ông vận động tranh cử tại Arizona cùng với Robert F. Kennedy Jr. Ứng cử viên độc lập này đã rút tên mình khỏi lá phiếu ở các tiểu bang dao động quan trọng để tránh ảnh hưởng đến số phiếu của ông Trump.

Việc ứng viên Kennedy ngừng tranh cử đã thiết lập lại cuộc đua năm 2024 thành cuộc thi giữa hai người, cựu Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Harris.

Sau khi các đại hội đảng toàn quốc kết thúc, thời điểm quyết định cuộc đua tiếp theo trong lịch là cuộc tranh luận ngày 10/9 giữa hai ứng viên do đài ABC tổ chức. Cả hai chiến dịch cũng đã thảo luận về việc tham gia cuộc tranh luận thứ hai, nhưng thông tin chi tiết về địa điểm, thời gian và người sẽ tổ chức vẫn chưa được quyết định.

Cuộc đua sát nút

Các cố vấn của Phó Tổng thống cho biết bà Harris coi một loạt sự kiện vận động đến tháng 11 là một loạt nỗ lực xây dựng hình ảnh..

Trong các cuộc trò chuyện với nhóm vận động tranh cử và trong các cuộc họp với các nhà tài trợ và người ủng hộ, Phó tổng thống Harris nói rõ rằng bà không ảo tưởng rằng phần còn lại của chiến dịch sẽ suôn sẻ hoặc thăng hoa như quá trình bà giành lấy tấm vé ứng viên của đảng Dân chủ.

"Chúng ta hãy biết rằng chúng ta là kẻ yếu thế và điều này sẽ rất khó khăn và gian khổ. Sau đêm nay, vui vẻ một chút, và chúng ta hãy quay lại làm việc, cùng nhau thực hiện điều này ", bà Harris nói với một nhóm nhỏ những người ủng hộ đang ăn mừng sau hội nghị.

Lộ trình cho cuộc tổng tuyển cử đang trở nên rõ ràng hơn, với các bang chiến trường mà đảng Dân chủ gần như đã bỏ qua trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden giờ đây đột nhiên trở nên cạnh tranh. Bắc Carolina, Nevada, Arizona và Georgia là những bang sáng giá mà đảng Dân chủ nhắm tới.

Ứng viên Harris sẽ đến Georgia vào tuần tới, cùng với một số địa điểm khác trước khi bà tập trung vào việc chuẩn bị tranh luận trong hai tuần tới.

Về phần mình, đội ngũ của ông Trump cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tranh luận. Ông đã chiêu mộ một trong những đối thủ của bà Harris trong cuộc đua năm 2020, cựu nghị sĩ Hawaii Tulsi Gabbard. Vào thời điểm đó, ông Gabbard chỉ trích hồ sơ của bà Harris về công lý hình sự khi còn làm công tố viên.

Cuộc đua không có lộ trình

Các cố vấn của Phó Tổng thống Harris thừa nhận họ đang phải viết kịch bản cho một cuộc đua cực kỳ ngắn ngủi. Mặc dù chiến dịch của bà đã chi gần 400 triệu USD cho quảng bá song nhóm của nữ phó tổng thống hy vọng có những người ủng hộ nổi bật khác sẽ xuất hiện khi cuộc bầu cử gần kề. Nhóm vận động của bà Harris cũng đã bắt đầu suy nghĩ về cách huy động những đại diện hàng đầu của đảng, như gia đình Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Barack Obama và Biden trong những tháng trước Ngày bầu cử.

Nhiều cố vấn của Harris cũng đã lên tiếng lo ngại trong tuần này về viễn cảnh của một "điều bất ngờ vào tháng 10"-một sự kiện trên thế giới có thể thay đổi quỹ đạo của cuộc đua. Với tư cách là phó tổng thống đương nhiệm, phản ứng của Harris đối với thảm họa kinh tế hoặc khủng hoảng nước ngoài sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Làm rõ các chính sách

Đối với ứng viên Harris, những tuần tới áp lực sẽ ngày càng tăng trong việc trình bày chi tiết hơn các kế hoạch của bà nhằm giải quyết những vấn đề lớn nhất mà đất nước đang phải đối mặt, bao gồm nhập cư, biến đổi khí hậu, bạo lực súng đạn và tội phạm. Bà chắc chắn sẽ được yêu cầu nêu rõ học thuyết chính sách đối ngoại và nêu chi tiết hơn về cách bà có thể xử lý một loạt các điểm nóng nước ngoài.

Hiện tại, nhóm của bà dường như không vội vàng đưa ra các báo cáo chính sách hoặc lên lịch trình xuất hiện chính sách. Phó giám đốc chiến dịch Quentin Fulks cho biết bà sẽ tham gia các cuộc phỏng vấn riêng "vào thời gian khi bà đã sẵn sàng".

Theo Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo CNN)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".