Đặc nhiệm vùng biên - Kỳ 3: Trung úy "thổ phỉ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày anh hoàn thành nhiệm vụ quay về đơn vị, chiến sĩ gác ở cổng biên phòng cương quyết không cho anh vào sân đồn.

Trung tá Mùa A Páo hướng dẫn các em học sinh làm “vườn rau bộ đội”
Trung tá Mùa A Páo hướng dẫn các em học sinh làm “vườn rau bộ đội”
“Biên phòng là người đánh giặc trước và đuổi giặc sau cùng nên chỉ những người yêu nghề, yêu quê hương tha thiết thì mới vào đây.

Tôi cùng anh em ở đồn Mường Pồn quyết định giúp các em học sinh làm một vườn rau sạch, chỉ cho các em cách tổ chức một bếp ăn tập thể, cách sinh hoạt ngăn nắp như một người lính. Mong các em hiểu và thương yêu từng tấc đất quê mình"-Trung tá Mùa A Páo



Người thanh niên tóc xõa ngang lưng, da đen, gầy còm trong bộ áo quần hôi hám rách rưới như một thổ phỉ rừng sâu thứ thiệt đó chính là Trung úy Biên phòng Mùa A Páo.

Gần 16 năm qua, trung úy “thổ phỉ” ngày đó bây giờ là trung tá, chính trị viên đồn biên phòng Mường Pồn (Điện Biên), một điểm nóng ở địa đầu Tổ quốc.

Hóa trang

Không là đồn chuẩn quốc gia nhưng Mường Pồn có vị trí rất đẹp so với các đồn biên phòng trên dặm dài biên ải Tây Bắc. Đóng quân trên ngọn đồi cao thông thốc gió, nơi chiến sĩ có thể phóng tầm mắt bao quát khắp những rẻo xa hướng theo từng cột mốc.

Ngày chúng tôi đến Mường Pồn, các chiến sĩ ở đồn đang hướng dẫn cho các thầy cô, học sinh Trường tiểu học Mường Pồn những bài học đầu tiên về cột mốc, biên cương.

Trung tá Mùa A Páo hướng dẫn các thầy cô hiểu về những hiệp định, hiệp ước biên giới. Trong khi các sĩ quan khác giới thiệu cho các em nhỏ thế nào là cột mốc, thế nào là đường biên giới quốc gia.

Là người Mông bản địa, hơn ai hết trung tá Páo hiểu và yêu thương từng tấc đất quê hương mình. Có lẽ chính sự yêu thương đã hun đúc cho ông vượt những gian nan từ khi còn là anh thiếu úy biên phòng trai trẻ.

Ngày đó, được tin một tổ chức đạo giáo được thành lập ở bản Huổi Quang (huyện Nậm Pồ), lãnh đạo phân công trung úy Mùa A Páo thâm nhập bằng được, nằm trong đường dây, nắm tình hình về tổ chức này cũng như số vũ khí họ đang sở hữu.

Người sĩ quan 24 tuổi dù được đào tạo bài bản từ trường lớp nhưng thực tế là một thử thách lớn. “Tôi biết cấp trên tin tưởng vì tôi là người Mông, hình dáng gầy gò, ngoại hình phù hợp” - trung tá Páo nhớ lại.

Một buổi sáng mùa đông năm 2001, trời rét căm, trung úy Mùa A Páo được gọi lên xe và anh cũng chỉ biết có lệnh là đi. Xe gần đến bản Huổi Quang đột ngột dừng lại nơi bìa rừng.

“Anh Đán - sếp tôi - bảo tôi xuống xe. Anh lấy kéo cắt quần áo tôi rách tươm ra. Lấy lá cây mì (sắn) xát cho ra nhựa cây bôi lem đầy bộ quần áo, tay chân, trong chốc lát tôi chẳng còn nhận ra mình. Ông cắt luôn đôi dép lê của tôi cho rách gót.

Gói dầu gội đầu ông cũng thu lại và dặn kỹ: “Từ nay đến ngày hoàn thành nhiệm vụ cậu không được cắt tóc!”. Tôi ôm bộ áo quần, gói cơm và đùm muối lang thang vào rừng sâu” - trung tá Páo kể.

Trong vai một người dân Mông đi tìm đất để di cư, trung úy Páo thâm nhập những bản làng xa xôi nhất ở Huổi Quang.

Sau những ngày lang thang, nhìn khuôn mặt hiền hòa của chàng trai trẻ, anh Páo được gia đình Lý A Dơ, nguyên là trưởng bộ phận cảnh vệ của xóm đạo này, nhận làm con nuôi.

“Đó là những tháng ngày tôi bị giám sát rất chặt chẽ. Nhất cử nhất động của mình đều bị các cảnh vệ để mắt theo dõi. Thời gian sau khi lấy được lòng tin, tôi cũng đi cầu nguyện cùng bà con trong vùng”-Trung tá Páo kể.

 

Trung tá Mùa A Páo
Trung tá Mùa A Páo


Mật thư và cuộc đối đầu

Những ngày làm con nuôi trong gia đình Lý A Dơ, Trung úy Páo ngày ngày vác rựa lên nương phát rẫy, cuốc đất tỉa lúa, trồng sắn khoai. Nhiều hôm những mỏm đá tai mèo làm tay chân tóe máu.

Áo quần không có, anh được con trai của ông Lý A Dơ cho một bộ quần áo cũ chống chọi qua những ngày giá rét. Mỗi tuần một lần anh tìm cách vạch rừng, ghi chép tài liệu bằng mật mã rồi giấu chúng một điểm ở đầu làng nơi gọi là “hòm thư chết”.

Từ điểm này sẽ có người thu thập tài liệu mang về báo cáo với chỉ huy.

Trung tá Páo kể tiếp: “Có nhiều hôm bị nghi ngờ. Họ gọi tôi lên bảo đi đâu những ngày qua. Tôi chỉ biết cười bảo: “Em đi qua bản kia tán gái!”.

Chín tháng ròng rã theo dõi, ghi chép, toàn bộ số vũ khí, cách thức hoạt động của tổ chức này được trinh sát Mùa A Páo chuyển tải về một cảnh tỉ mỉ và chi tiết.

Chín tháng ròng rã, đầu tóc rối bù không gội. Những ngày cuối cùng của công tác trinh sát mật, Trung úy Páo đối đầu một địch thủ, cũng là trinh sát biên phòng nhưng hai người không nhận ra nhau.

“Đó là một trinh sát mới từ đồn biên phòng khác cài vào. Người này nghi ngờ tôi phe khác và đòi báo cáo việc đó với lãnh đạo của nhóm đạo này. Tôi phải chạy sang bản khác lánh nạn nhiều đêm”-Trung tá Páo kể.

Ngày được tín hiệu rút về đồn, kết thúc nhiệm vụ, Mùa A Páo lang thang về trước cổng đồn. Thấy bộ dạng của ông như người rừng vừa xuống núi, người lính gác ôm súng cương quyết không cho anh vào cổng.

Trung tá Páo nhớ lại: “May mắn là lúc đó sếp tôi đứng từ tầng hai tòa nhà nhìn thấy ồn ào mới hỏi với ra bảo có việc gì? Sau khi nghe người lính báo cáo, ông chạy xuống, nhìn thấy tôi ông ôm chầm rồi dẫn vào đơn vị”.

Và ngay khi chuyên án kết thúc, Lý A Dơ bị công an tỉnh bắt. Tại đồn Dào San,Trung úy Páo gặp lại người trinh sát đối đầu với mình ngày xưa tại Huổi Quang.

“Tôi giận quá nói thẳng: Tôi đã ra tín hiệu nhưng ông chả biết gì! Suýt nữa vì ông mà tôi bị tóm!”-Trung tá Páo kể.

Ngay sau khi nhiệm vụ ở Huổi Quang kết thúc, Mùa A Páo được điều đến nhiều đồn dọc biên giới ở Tây Bắc. Ông không còn nhớ mình tham gia bao nhiêu chuyên án khác nhau. Nhiều chuyên án lớn phải phối hợp cùng công an tỉnh, bộ và thậm chí cả công an nước bạn Lào để phá.

Dù tuổi đã cao, không còn nhanh nhẹn như xưa nhưng với kinh nghiệm trinh sát của mình, Trung tá Páo bây giờ là đề tài bàn luận của nhiều trinh sát trẻ.

Theo Tuoitre

Trung tá Páo bảo dù làm chính trị viên nhưng đôi lúc cũng ngứa ngáy với nghề trinh sát, thế là ông lại vào cuộc.

Năm ngoái, nhận tin từ công an có một đối tượng vừa trốn trại và có ý định vượt biên sang Trung Quốc, đồn Mường Pồn huy động nhiều chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ của công an vào cuộc.

“7 giờ tối, trời rét thấu xương. Chúng tôi nằm dưới tán lá mục mặc cho cơn mưa đêm ở rừng xối xả. Những chú chó nghiệp vụ được lệnh mai phục nằm im thin thít. Chúng chỉ thở bằng mũi, không được thở bằng miệng vì sợ lộ.

Những con vắt bám quanh chân chó hút máu lòng thòng. Vắt bám cả vào miệng, mắt thế nhưng những chú chó vẫn nằm im đến 1 giờ sáng. Khi được tin đối tượng đã chuyển sang đường khác, con chó mới đứng dậy rũ mình trút nước, máu dính đầy người”-Trung tá Páo kể lại.

Sau khi đổi phương án, đối tượng trốn trại cũng bị biên phòng vây bắt trước khi vượt biên.

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.