Đà Nẵng đón Bằng công nhận Ma nhai là Di sản tư liệu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 1-3, tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Báo Lao động đưa tin: Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng lâu nay đã trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vọng cảnh.

Đà Nẵng chính thức đón bằng di sản tư liệu thế giới với Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Thùy Trang/Báo Lao Động

Đà Nẵng chính thức đón bằng di sản tư liệu thế giới với Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Thùy Trang/Báo Lao Động

Đặc biệt, dấu tích của một thời kỳ, thể hiện qua nguồn di sản tư liệu văn khắc Hán Nôm trên vách đá, hang động-hay còn gọi là Ma nhai đến nay vẫn còn hiện hữu, lưu dấu bước chân hành hóa của các vị cao tăng, vua quan triều Nguyễn cùng bao thế hệ tao nhân mặc khách trong suốt nhiều thế kỷ.

Đây là nguồn tư liệu quý, có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử của một vùng đất non nước hữu tình như Ngũ Hành Sơn, được giới nghiên cứu từ trước đến nay đặc biệt quan tâm.

Với những giá trị tư liệu có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa lịch sử của Ma Nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, ngày 26-11-2022, Hội nghị toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Hàn quốc, Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn được chính thức công nhận là “Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức Châu Á-Thái Bình Dương”. Đây là lần đầu tiên một di sản tư liệu văn hóa lịch sử của Đà Nẵng được vinh danh ở tầm quốc tế.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Ma nhai là nguồn di sản tư liệu có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh nhiều mặt của địa phương và đất nước Việt Nam dưới thời phong kiến như về lịch sử, địa lý, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa-giáo dục. Đặc biệt, từ nội dung bia Ma nhai, có thể tìm hiểu về quá trình giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước Đông Á từ thế kỷ XVII, biểu hiện cho tầm nhìn chiến lược biển, chính sách ngoại giao rộng mở, mềm dẻo của Việt Nam từ thời trung đại được kế thừa cho tới ngày hôm nay, cũng như các kỹ thuật chạm khắc đá truyền thống còn lưu truyền đến ngày nay. Mỗi bia ma nhai tuy có sự khác nhau về hình thức, nội dung nhưng tựu chung là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, hàm chứa những nội dung lịch sử, nhân văn quý báu, được ra đời trong sự kết hợp của tâm hồn, tài hoa của thi nhân và kinh nghiệm, kỹ nghệ của người nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Du khách quốc tế tham quan di sản Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Anh Đào/ Báo Nhân dân Online

Du khách quốc tế tham quan di sản Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Anh Đào/ Báo Nhân dân Online

Tại buổi lễ, bà Miki Nozawa- Trưởng ban Giáo dục Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao cho Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau đó, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã trực tiếp trao lại bằng cho ông Lê Trung Chinh-Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) được ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2022, là kết quả của những nỗ lực và trách nhiệm cao của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Chương trình Ký ức thế giới Việt Nam, đặc biệt là vai trò của cộng đồng người dân có di sản và sự quyết tâm bảo vệ di sản của thành phố Đà Nẵng.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đề nghị trong thời gian tới, UBND thành phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kiểm kê di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu trên toàn thành phố, lập đề án, dự án quản lý, tư liệu hóa, quảng bá di sản; tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản tư liệu Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn nói riêng và di sản văn hóa nói chung góp phần vào sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Theo bà Miki Nozawa-Trưởng ban Giáo dục Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO, một sáng kiến quốc tế nhằm bảo vệ di sản tư liệu của nhân loại, chống lại chứng mất trí nhớ tập thể, sự sao nhãng, sự tàn phá qua thời gian, do điều kiện khí hậu, cũng như sự hủy hoại có chủ ý. Di sản tư liệu Ma nhai là một trong những di sản tư liệu vô cùng có ý nghĩa đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với Ma nhai trên Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng, Việt Nam hiện có 9 di sản tư liệu được ghi tên vào danh mục Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực châu Á và Thái Bình Dương, trong đó có 3 di sản thế giới và 6 di sản châu Á-Thái Bình Dương.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phát triển văn hóa đọc

Phát triển văn hóa đọc

(GLO)- Trước sự chi phối mạnh mẽ của các loại hình giải trí cùng nhiều thiết bị công nghệ, việc “cạnh tranh” để xây dựng chỗ đứng nhất định của sách và văn hóa đọc trong đời sống là không hề dễ dàng.

Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...