Cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai hầu tòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc giao 3 lô đất 18, 19, 20 thuộc quỹ đất hai bên đường ĐT.706B phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 45 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận khai báo trước tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận khai báo trước tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Sáng 10/5, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và 11 đồng phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại tỉnh Bình Thuận.

Hội đồng xét xử gồm ba người: một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã làm chủ tọa phiên tòa.

Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cùng một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.

Trong số 12 bị cáo, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai (sinh năm 1962) cùng 10 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3-Bộ luật Hình sự.

Trong số 10 bị cáo đó có Lương Văn Hải (sinh năm 1960, cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận), Ngô Hiếu Toàn (sinh năm 1977, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính) và 8 bị cáo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận là: Hồ Lâm (sinh năm 1960, cựu Giám đốc), Lê Nguyễn Thanh Danh (sinh năm 1980, cựu Phó Giám đốc), Đặng Hoài Nhân (sinh năm 1965, cựu Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất), Nguyễn Thanh Cho (sinh năm 1973, cựu Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai), Lê Nam Hưng (sinh năm 1980, cựu Phó chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai), Phạm Duy Cường (sinh năm 1974, cựu Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai), Lê Anh Huy (sinh năm 1977, cựu chuyên viên Phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai), Nguyễn Thị Thu Phong (sinh năm 1962, cựu Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất).

Riêng bị cáo Nguyễn Văn Phong (sinh năm 1967, cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 360, khoản 3, điểm d-Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, hơn 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai có 7 luật sư bào chữa.

Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận có mặt tại tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự. Công ty Cổ phần Tân Việt Phát và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người định giá… cũng được triệu tập tới phiên tòa.

Theo cáo trạng, Nguyễn Ngọc Hai khi làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận biết rõ quy định của pháp luật về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng vẫn ban hành chủ trương giao 3 lô đất 18, 19, 20 thuộc quỹ đất 2 bên đường ĐT.706B phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát vào năm 2017 nhưng áp dụng giá đất được phê duyệt năm 2013 trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Tham gia giúp sức cho bị cáo Hai có các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ủy ban Nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận, được giao nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến quản lý đất đai và tài chính về đất đai.

Các bị cáo đều biết quy định của pháp luật về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 108 Luật Đất đai nhưng vẫn thống nhất đề xuất, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc giao 3 lô đất 18, 19, 20 thuộc quỹ đất hai bên đường ĐT.706B phường Phú Hài cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát nhưng không xác định giá đất cụ thể tại thời điểm giao đất.

Cáo trạng kết luận hành vi của các bị cáo vi phạm quy định của Luật Đất đai năm 2013, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 45 tỷ đồng, cấu thành tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí." Nguyễn Ngọc Hai là người chịu trách nhiệm với vai trò chính, các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm.

Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Quá trình điều tra, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai thừa nhận sai phạm trong việc không xác định giá đất tại thời điểm giao đất cho Công ty Tân Việt Phát.

Bị cáo khai động cơ, mục đích của việc làm vi phạm là để tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương, bị cáo không được hưởng lợi gì từ hành vi sai phạm này.

Cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Lương Văn Hải thừa nhận sai phạm trong việc không chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xác định giá đất tại thời điểm giao đất. Bị cáo Hải cho rằng mình không có động cơ vụ lợi cho cá nhân và do muốn có nguồn thu về cho ngân sách địa phương nên biết sai phạm vẫn làm.

Cơ quan điều tra còn xác định hành vi của một số cá nhân có liên quan tại Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý giá và công sản thuộc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận gồm: Lê Hữu Phùng Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Hằng, Tô Thị Ngọc Nga, Lê Thị Bích Trâm, Hồ Thị Út có hành vi vi phạm trong quá trình tham mưu, đề xuất liên quan đến việc giao đất cho Công ty Tân Việt Phát.

Tuy nhiên, xét tính chất, mức độ của hành vi sai phạm và nguyên nhân vi phạm là do thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi ích vật chất, cơ quan điều tra xác định chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền.

Đối với các cá nhân: Châu Huy Hậu (Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi Trường), Trần Đường Anh Vũ (Trưởng phòng Quy hoạch, Kế hoạch thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận) và Trần Thiện Nhân (chuyên viên Phòng Quy hoạch, Kế hoạch); Trần Việt Hưng (Phó Trưởng phòng Đầu tư và Quy hoạch xây dựng, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận), Lê Quang Vinh (Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận), kết quả điều tra xác định có tham gia và quá trình giao đất cho Công ty Tân Việt Phát.

Tuy nhiên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hành vi của các cá nhân nêu trên, Cơ quan điều tra xác định những cá nhân này không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Đối với ông Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Tân Việt Phát, quá trình điều tra không đủ căn cứ để khẳng định có sự cấu kết, thông đồng với các đối tượng liên quan nhằm để được giao, cho thuê đối với 3 lô đất 18, 19, 20 cho Công ty Tân Việt Phát nên không có cơ sở để xử lý đối với ông Nguyễn Ngọc Phương và các cá nhân khác tại Công ty Tân Việt Phát.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 5 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung: Sớm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án của THACO AGRI

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung: Sớm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án của THACO AGRI

(GLO)- Chiều 17-12, đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Nông nghiệp Trường Hải (THACO AGRI) và Công ty TNHH Chăn nuôi bò Trung Nguyên (thuộc Tập đoàn THACO AGRI) để tìm hiểu các dự án triển khai tại huyện Chư Prông.

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 40-CT/TW:

Va chạm với container, 2 mẹ con tử vong

Va chạm với container, 2 mẹ con tử vong

Chiếc xe máy do chị N.T.L (42 tuổi, ở Hải Phòng) điều khiển chở theo con trai bất ngờ va chạm với container di chuyển cùng chiều tại nút giao Đặng Kinh - Đình Vũ (Hải An, Hải Phòng) khiến cả hai người trên xe máy ngã xuống đường, bị ô tô đầu kéo đâm trúng dẫn đến tử vong. 

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…