Cứu bé gái té lầu 5 chung cư, đa chấn thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bé gái N.L.Đ.N (15 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) được chuyển từ Bệnh viện Bình Tân sang Bệnh viện Nhi đồng Thành phố với chẩn đoán đa chấn thương.

Ngày 5.2, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết qua khai thai thác bệnh sử ghi nhận, sau té N. mê man được người nhà đưa đến Bệnh viện Bình Tân cấp cứu đặt nội khí quản, truyền dịch, chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây ghi nhận trẻ hôn mê, mạch nhẹ, chi mát, da xanh tái, được hỗ trợ hô hấp thở máy, chống sốc với dịch truyền, vận mạch, truyền máu, điều chỉnh điện giải, kiềm toan.

Qua thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh X-quang, CT scan, siêu âm, các bác sĩ kết luận trẻ sốc mất máu, đa chấn thương do té lầu giờ thứ 12, xuất huyết não vùng thái dương phải, xuất huyết dưới nhện và dưới màng cứng vùng đỉnh chẩm 2 bên lượng ít, dập não, phù não, gãy phức tạp khung chậu, gãy xương cẳng chân phải, dập phổi...

Bệnh nhi hồi phục sau 2 tháng điều trị tích cực. Ảnh BSCC
Bệnh nhi hồi phục sau 2 tháng điều trị tích cực. Ảnh BSCC

Bệnh viện tiến hành hội chẩn các chuyên khoa Ngoại thần kinh, Ngoại tổng hợp, Ngoại lồng ngực, Ngoại chỉnh hình, Gây mê hồi sức. Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật đặt dẫn lưu màng phổi trái, cố định xương chậu, kết hợp xương cẳng chân phải, điều trị bảo tồn chấn thương sọ não, chấn thương bụng kín, cố định cột sống cổ. Trẻ được điều trị chống phù não, chống co giật, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu, kháng sinh phổ rộng, giảm đau.

Kết quả sau gần 2 tháng điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, tri giác hồi phục, tiếp xúc được, tự thở khá, được cai máy thở.

Bác sĩ Tiến cho biết đây là trường hợp hy hữu trẻ té ở độ cao trên 10 mét (từ lầu 5) được cứu sống.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.