Cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai: Trao giải cho 15 tác giả xuất sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 30-8, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai năm 2024 diễn ra tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh (TP. Pleiku) với sự tham gia của đông đảo các tác giả dự giải.

Khách mời tham quan các tác phẩm đạt giải được trưng bày tại lễ tổng kết, trao giải cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: Lam Nguyên
Khách mời tham quan các tác phẩm đạt giải được trưng bày tại lễ tổng kết, trao giải

cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: Lam Nguyên

Trong lần đầu tiên tổ chức với chủ đề “Sắc màu Tây Nguyên”, có tổng cộng 46 tác phẩm của 30 tác giả là các nghệ sĩ chuyên và không chuyên gửi về tham gia cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai; trong số này có 41 tác phẩm hội họa, 5 tác phẩm điêu khắc với nhiều chất liệu phong phú như: Acrylic, sơn dầu, sơn mài, lụa, gỗ, sắt hàn…

Kết quả, Ban tổ chức đã chọn ra 15 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải ba và 8 giải khuyến khích.

Họa sĩ Phạm Thế Bộ được trao giải nhất của cuộc thi. Ảnh: Lam Nguyên

Họa sĩ Phạm Thế Bộ được trao giải nhất của cuộc thi. Ảnh: Lam Nguyên

Cụ thể, họa sĩ Phạm Thế Bộ đạt giải nhất với tác phẩm “Hạnh phúc của rừng”; họa sĩ Võ Văn Tiếng và nhà điêu khắc Nguyễn Nam lần lượt được trao giải nhì với tác phẩm: “Pơ thi 2”, “Gìn giữ thanh âm đại ngàn”.

Giải 3 thuộc về các tác giả Nguyễn Văn Dũng (tác phẩm “Chung một niềm tin”), Trần Văn Hùng (“Chiều của mẹ”), Lê Nguyễn Thảo My (“Hai miền di sản”), Lê Vinh (“Hội pơ thi”).

Cuộc thi được tổ chức nhằm tôn vinh những tác giả có cống hiến cho mỹ thuật Gia Lai những năm qua; đồng thời phát hiện nhân tố mới để bồi dưỡng, kế thừa.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.