Cúng Thanh minh-nét đẹp văn hóa Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào dịp tháng 3 Âm lịch hàng năm, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai lại cùng nhau sửa soạn mâm cúng Thanh minh với ước vọng đoàn kết, bình an. Nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc đã góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Cầu mong bình an

9 giờ sáng ngày 10-4 (10-3 Âm lịch), các hộ dân ở hẻm 79 (đường Nguyễn Đình Chiểu, tổ 5, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) tập trung tại đầu hẻm để chuẩn bị cúng Thanh minh. Khu vực làm lễ được tổ chức ở 1 góc đường để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông. Mâm lễ cúng gồm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo và nhiều món ăn. Lễ cúng diễn ra chừng 30 phút, người dân trong hẻm lần lượt thắp nhang, bày tỏ lòng thành kính, cầu mong sự an yên cho tất cả mọi người.

Ông Phạm Văn Đạo (người dân hẻm 79) chia sẻ: “Đây là con hẻm cụt với khoảng 54 hộ dân sinh sống. Bà con trong hẻm thống nhất chọn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm để cúng Thanh minh. 2 năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lễ cúng Thanh minh chỉ tổ chức đơn giản, không tập trung ăn uống. Năm nay, cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, mọi người mới có dịp tập trung đông đủ hơn”.

Người dân hẻm 79 đường Nguyễn Đình Chiểu (tổ 5m, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) tổ chức lễ cúng Thanh minh. Ảnh: Minh Nhật
Người dân hẻm 79 đường Nguyễn Đình Chiểu (tổ 5, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) tổ chức lễ cúng Thanh minh. Ảnh: Minh Nhật



Ông Chu Đại Nghĩa-Tổ trưởng tổ dân phố 5 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) cho biết: “Đại diện người dân hẻm 79 đã báo với chúng tôi việc tổ chức cúng Thanh minh. Chúng tôi đã nhắc nhở bà con không được tập trung số người quá quy định để đảm bảo phòng-chống dịch Covid-19, không dựng rạp lấn chiếm lòng lề đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông”.

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, những người con xa quê tại thôn Đoàn Kết (xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) cũng cùng nhau tổ chức lễ cúng Thanh minh. Ông Nguyễn Hữu Phước-Trưởng thôn Đoàn Kết-thông tin: “Với mục đích bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhiều năm nay, bà con trong thôn quyết định lấy ngày Giỗ Tổ Hùng Vương làm ngày cúng Thanh minh của cả làng. Làm như vậy sẽ thuận lợi đôi đường, bà con ai cũng được nghỉ lễ, con cháu đi học, đi làm ăn xa có dịp về quê tụ họp đông đủ”.

Theo ông Phước, nếu như ở quê, cúng Thanh minh được tổ chức theo từng dòng họ, con cháu cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp phần mộ của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính, cầu mong con cháu trong gia tộc mạnh khỏe, làm ăn phát tài, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau thì ở đây, nghi thức tảo mộ được lược bỏ. Dân làng tập trung về nhà văn hóa thôn làm lễ cúng cầu mong thôn xóm bình an, đoàn kết xây dựng quê hương thứ 2 ngày càng khởi sắc.

Ngày 9-4, người dân hẻm 168 đường Lê Thị Hồng Gấm (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) cũng cúng Thanh minh. Là người lớn tuổi nên ông Lưu Văn Đào được 22 hộ dân sinh sống trong hẻm tín nhiệm giao đảm nhận trọng trách chủ lễ. Ông chia sẻ: “Chúng tôi làm lễ cúng Thanh minh hàng năm với ước nguyện bà con trong hẻm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; công việc của mọi nhà trong hẻm đều thuận lợi, con cháu học hành chăm ngoan”.

Gắn kết tình làng, nghĩa xóm

Để chuẩn bị cho lễ cúng Thanh minh, trước đó 2 tuần, các hộ dân trong hẻm 79 Nguyễn Đình Chiểu đã bàn bạc, đóng góp kinh phí và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Mọi người trong hẻm tự nguyện đóng góp tiền cúng Thanh minh, tùy theo điều kiện của từng gia đình. Mỗi người một việc, đàn ông phụ trách việc dựng rạp, kê bàn ghế, sắp xếp đồ lễ; phụ nữ đảm nhận việc nấu ăn.

Chị Nguyễn Thị Luyến (người dân hẻm 79 đường Nguyễn Đình Chiểu) cho hay: “Tùy vào số tiền đóng góp được, chúng tôi tổ chức cúng Thanh minh sao cho phù hợp. Mỗi người mỗi việc, ai nấy đều vui vẻ vì việc chung để lễ cúng Thanh minh được tươm tất và đúng phong tục. Sau lễ cúng, đại diện các gia đình cùng nhau “hưởng lộc” tại hội trường tổ dân phố. Cũng vì vậy mà bà con trong hẻm có dịp để trò chuyện, gắn kết tình nghĩa xóm làng”.

Lễ cúng thanh minh tại thôn Đoàn Kết, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa được tổ chức trùng với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: Vũ Chi
Lễ cúng Thanh minh tại thôn Đoàn Kết (xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa). Ảnh: Vũ Chi


Tương tự, cách đây 1 tháng, thôn Đoàn Kết đã tổ chức họp và vận động bà con quyên góp, ủng hộ tiền cúng Thanh minh. Với 301 hộ, bình quân mỗi năm, người dân trong thôn đóng góp được hơn 10 triệu đồng để tổ chức lễ cúng. Sau lễ cúng, nguồn quỹ còn dư sẽ được dùng vào các hoạt động chung của làng.

Ông Lê Đình Thanh-đại diện người cao tuổi thôn Đoàn Kết-phấn khởi cho biết: Gần 40 năm vào Gia Lai xây dựng kinh tế mới, bà con luôn nhắc nhở nhau nhớ những ngày lễ, phong tục truyền thống của dân tộc. “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, bà con luôn coi nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo. Lễ cúng Thanh minh là dịp để bà con sum vầy, trò chuyện, tăng cường tình đoàn kết, các cháu nhỏ nhờ đó có cơ hội hiểu thêm về truyền thống quý báu của dân tộc mình”.


 

MINH NHẬT - VŨ CHI 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.