Cực sốc: Một hãng hàng không Việt Nam trả toàn bộ máy bay để xóa nợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một hãng bay của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phá sản khi phải trả toàn bộ đội tàu để xóa nợ.

Chiều 18.3, một số hành khách liên hệ tới các đơn vị bán vé máy bay để tìm mua vé dịp cao điểm hè nhưng chỉ được báo giá chuyến bay của các hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Hầu hết mạng bay mùa hè tới không có chuyến bay nào do hãng Pacific Airlines khai thác.

Theo khảo sát, trên tất cả các trang bán vé máy bay trực tuyến cũng như trên trang web chính thức của Vietnam Airlines, tất cả các chuyến bay từ hôm nay (18.3) cũng đã không còn hiển thị cái tên Pacific Airlines.

Nguồn tin riêng của Thanh Niên cho biết do tình hình tài chính rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán nên Vietnam Airlines cùng các cổ đông đã đi tới quyết định trả hết toàn bộ đội tàu bay của Pacific Airlines để xóa nợ. Hôm nay (18.3) cũng là ngày chiếc máy bay cuối cùng của hãng rời khỏi Việt Nam.

Để tránh xáo trộn thị trường thời gian tới, Pacific Airlines sẽ thuê khô máy bay từ Vietnam Airlines để duy trì AOC (chứng chỉ khai thác máy bay).

Hiện Vietnam Airlines vẫn chưa có thông báo chính thức về kế hoạch duy trì hoạt động của Pacific Airlines trong thời gian tới, đồng thời việc đàm phán trả máy bay đạt kết quả thế nào. Song, ước tính, việc các hãng cho thuê tàu nhận lại toàn bộ đội bay có thể giúp Pacific Airlines xóa được khoản nợ "khủng" lên tới vài trăm triệu USD.

Pacific Airlines là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, từng được hãng không Qantas Group của Úc rót tiền đầu tư. Tháng 10.2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại. Đến quý 1/2022, thương vụ này đã hoàn tất và Vietnam Airlines nắm giữ gần 99% cổ phần tại Pacific Airlines kể từ đó đến nay.

Theo báo cáo thường niên của Vietnam Airlines, trong năm 2022, Pacific Airlines ghi nhận tổng doanh thu năm 2022 gần 3.487 tỉ đồng, lỗ trước thuế 2.096 tỉ đồng, giảm lỗ 212 tỉ đồng so với năm 2021.

Theo số liệu của chúng tôi trong giai đoạn 2009 - 2021, Pacific Airlines chỉ có lãi 3 năm trong khi 14 năm còn lại thua lỗ.

Với 3 năm liền lỗ trên 2.000 tỉ đồng/năm từ sau giai đoạn Covid-19, ước tính hiện lỗ lũy kế của Pacific Airlines đến cuối năm 2022 đã lên hơn 10.700 tỉ và vốn chủ sở hữu âm 6.700 tỉ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.