Covid-19: Tổng giám đốc WHO "rất thất vọng" với Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 5-1 cho biết ông “rất thất vọng” khi Trung Quốc vẫn chưa cho phép nhóm chuyên gia quốc tế nhập cảnh để điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Nhóm nghiên cứu gồm 10 người dự kiến​​ khởi hành vào đầu tháng 1 trong nhiệm vụ được chờ đợi từ lâu để điều tra các trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận lần đầu cách đây một năm tại Vũ Hán - Trung Quốc.

Ông Ghebreyesus phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến ở TP Geneva - Thụy Sĩ: "Hôm nay chúng tôi được biết rằng các quan chức Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất các thủ tục cấp phép cần thiết cho nhóm nghiên cứu đến Trung Quốc. Tôi đã liên hệ với các quan chức cấp cao của Trung Quốc và một lần nữa nói rõ rằng sứ mệnh là ưu tiên của WHO".

Nhiệm vụ điều tra lần này do ông Peter Ben Embarek, chuyên gia hàng đầu của WHO, dẫn đầu. Ông Embarek từng đến Trung Quốc trong một nhiệm vụ sơ bộ vào tháng 7 năm ngoái.

 

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thất vọng”khi Trung Quốc vẫn chưa cho phép nhóm chuyên gia quốc tế nhập cảnh. Ảnh: AP
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thất vọng”khi Trung Quốc vẫn chưa cho phép nhóm chuyên gia quốc tế nhập cảnh. Ảnh: AP


Theo hãng tin Reuters, ông Mike Ryan, người đứng đầu Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết hai thành viên trong đội ngũ quốc tế đã lên đường đến Trung Quốc nhưng một người đã trở về trong khi người còn lại đang quá cảnh ở quốc gia thứ 3.

Trước thềm chuyến đi của đội ngũ chuyên gia WHO, Bắc Kinh đã tìm cách "viết lại" câu chuyện về thời điểm và địa điểm bắt đầu bùng phát đại dịch khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy dịch Covid-19 xuất hiện ở nhiều khu vực.

Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích về việc cách ứng phó giai đoạn đầu khi các ca nhiễm sớm xuất hiện vào cuối năm 2019. Trong khi đó, Mỹ kêu gọi tiến hành cuộc điều tra minh bạch, đồng thời chỉ trích WHO thiên vị Trung Quốc.

Cùng ngày, WHO đưa ra khuyến cáo người dân nên được chủng ngừa 2 mũi vắc-xin của hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) với thời gian cách nhau từ 21-28 ngày trong bối cảnh nhiều nước đối mặt với nguồn cung vắc-xin hạn chế.

Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Alejandro Cravioto, chủ tịch Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của WHO, cho biết SAGE đề nghị các nước hạn chế về nguồn cung vắc-xin của hãng Pfizer có thể trì hoãn việc tiêm mũi thứ 2 thêm vài tuần để tối đa hóa số người được tiêm mũi đầu tiên. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng mọi quyết định đều để ngỏ tùy thuộc vào tình hình của mỗi nước.

Hiện thế giới ghi nhận khoảng hơn 86,7 triệu ca nhiễm và 1,8 triệu ca tử vong do dịch Covid-19.

Theo Xuân Mai (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.