Công nghệ đám mây mở đường cho quá trình khử cacbon thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Công nghệ đám mây củng cố, tối ưu hóa sự phát triển của các công nghệ mới nổi để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, công nghệ đám mây là chìa khóa quan trọng cho các sáng kiến ​​khử cacbon, nếu muốn giảm lượng phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Nghiên cứu cho thấy rằng, có ba công nghệ phần lớn được hỗ trợ bởi nền tảng đám mây như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và Internet of Things (IoT) – khi được sử dụng đúng cách, chúng có thể đóng vai trò không thể thiếu.

Nó sẽ là những công cụ trợ thủ đắc lực đóng góp vào sự thành công của các sáng kiến ​​khử cacbon, cung cấp những hiểu biết sâu sắc, độc đáo về nền nông nghiệp thông minh thân thiện, an toàn với khí hậu, về việc đầu tư vào khí hậu và nhân rộng các công nghệ khí hậu quan trọng.

Công nghệ đám mây củng cố, tối ưu hóa sự phát triển của các công nghệ mới nổi để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. (Ảnh: Metamorworks, iStock)

Công nghệ đám mây củng cố, tối ưu hóa sự phát triển của các công nghệ mới nổi để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. (Ảnh: Metamorworks, iStock)

Cindy Levy, Fan Gao, Eric Hannon và các đồng tác giả nghiên cứu của McKinsey cho biết: “Khi các công ty chuẩn bị tuân thủ các quy định khí hậu bền vững ngày càng phức tạp, việc sử dụng chiến lược các công nghệ dựa trên nền tảng đám mây có thể là điểm khác biệt quan trọng phải hết sức lưu ý”.

Công trình nghiên cứu của McKinsey được thực hiện dựa trên dữ liệu của 217 sáng kiến khử cacbon áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp. McKinsey nói rằng, những sáng kiến ​​này tạo ra "con đường có ý nghĩa" hướng tới việc giảm lượng phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Mặc dù công nghệ đám mây chiếm ưu thế trong khoảng 15 năm qua, nhưng nghiên cứu của McKinsey phát hiện ra phải cho đến gần đây, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và Internet of Things (IoT) mới được tận dụng hết tiềm năng của chúng.

Trong 217 sáng kiến khử cacbon dùng để khảo sát, McKinsey nhận thấy có 101 sáng kiến ​​trong số đó (tức 47%), có thể đẩy nhanh quá trình khử cacbon với sự trợ giúp của các công nghệ dựa trên nền tảng đám mây.

McKinsey còn phát hiện các công nghệ dựa trên đám mây như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và Internet of Things (IoT) có thể đóng góp đáng kể vào nỗ lực khử cacbon một cách dễ dàng, tiện lợi, an toàn, vì việc trao đổi dữ liệu dựa trên công nghệ đám mây giúp tăng cường tính minh bạch, cũng như bảo mật cao hơn, từ đó giảm được thời gian, chi phí dành cho chiến lược bảo mật phòng thủ khả thi.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.