Công nghệ 5G của Việt Nam không đi sau quốc gia nào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Với công nghệ 5G , chuyên gia cho rằng, Việt Nam không đi sau quốc gia nào mà đang triển khai một cách có hiệu quả. Trong 2-3 năm tới, công nghệ 5G sẽ triển khai đại trà tại Việt Nam, giống như công nghệ 3G, 4G mà các nhà mạng đã làm.

Kinh doanh ngân hàng truyền thống khó tạo ra lợi nhuận

Tại Diễn đàn Chuyển đổi số "Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn" diễn ra sáng 21.3 do Báo Đầu tư tổ chức, ông Bryan Carroll - CEO Ngân hàng thuần số TNEX cho biết, ông làm việc trong lĩnh vực số hoá từ khi hình thành thung lũng silicon tại San Francisco (Mỹ).

Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực này, ông Bryan Carroll nhận thấy, yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội.

Ông cho rằng, đại dịch COVID-19 được xem là cú hích trăm năm cho chuyển đổi số. Năm 2021 đã đẩy toàn đất nước vào chuyển đổi số. Năm 2021 cũng ghi dấu ấn bởi số lượng doanh nghiệp ICT tăng trưởng mạnh mẽ.

"Tôi đến Việt Nam vì 2 lý do. Thứ nhất thực hiện khát vọng ngân hàng số tại Việt Nam, tiếp cận với các đối tượng GenZ nhưng chưa được thụ hưởng dịch vụ ngân hàng số.

Thứ hai là tạo ra một kiểu mẫu về lĩnh vực ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực giảm thải carbon. Mỗi ngân hàng của chúng tôi chỉ phát thải 0,3 tấn carbon/năm - trong khi đó, chúng tôi trồng bù lại 12.000 cây xanh để trung hoà carbon", ông Bryan Carroll nói.

Theo ông, hiện kinh doanh ngân hàng truyền thống khó tạo ra lợi nhuận khi đưa ra dịch vụ lãi suất quá cao, khách hàng không được thụ hưởng các dịch vụ đó. Trong khi với ngân hàng thuần số, chi phí dịch vụ khách hàng giảm.

Thay vào đó, đội ngũ lãnh đạo có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ thông qua các công nghệ tiên tiến trên nền tảng đám mây, khoa học dữ liệu và quan trọng nhất là văn hóa đổi mới của doanh nghiệp.

Toàn cảnh Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Toàn cảnh Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Ông Urs KLOETI - Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen cho biết, trên toàn cầu, Nestlé có 230.000 người lao động, còn ở Việt Nam có 6 nhà máy với hơn 2.200 nhân viên.

Để thực hiện chuyển đổi số, ông Urs KLOETI cho rằng cần chia thành 3 lĩnh vực: kết nối người lao động theo cách thức tối ưu nhất; tối ưu hoá về quy trình, dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại, hiệu quả và ưu tiên chú trọng vào chất lượng sản phẩm, phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng.

"Đối với chúng tôi, chuyển đổi số được áp dụng từng bước, xu hướng công nghệ bắt đầu từ quy mô nhỏ, áp dụng tại một số nhà máy, thử nghiệm thí điểm, làm như vậy sẽ tránh ảnh hưởng đến doanh thu của nhà máy.

Khi chứng minh được lợi ích thì sẽ mở rộng quy mô. Chuyển đổi số bắt đầu tư việc số hoá dữ liệu, áp dụng trí tuệ nhân tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ cho người lao động", ông nói.

Công nghệ 5G Việt Nam không đi sau nước nào

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số, 5G được coi là một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất, giáo dục, y tế, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, năng lượng đến thương mại dịch vụ.

Ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho hay, hiện nay có gần 60 quốc gia trên thế giới đã, đang triển khai công nghệ 5G. Việt Nam là quốc gia thực hiện rất sớm việc chuyển đổi số.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trình bày tại diễn đàn. Ảnh: Dũng Minh

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trình bày tại diễn đàn. Ảnh: Dũng Minh

"Với công nghệ 5G, chúng tôi cho rằng, Việt Nam không đi sau quốc gia nào mà đang triển khai một cách có hiệu quả. Tôi tin rằng, trong 2-3 năm tới, công nghệ 5G sẽ triển khai đại trà tại Việt Nam, giống như công nghệ 3G, 4G mà các nhà mạng đã làm", ông Denis Brunetti nói.

Tuy nhiên, ông Ngô Diên Hy - Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, để triển khai công nghệ 5G, hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho chuẩn bị đấu giá băng tần, sau đó mới xây dựng mạng. Đấu giá băng tần cần xây dựng phương án đầu tư kỹ, hạn chế chi phí hạ tầng cao.

Với công nghệ 5G, ông Ngô Diên Hy cho rằng cần tập trung vào đối tượng "từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp" và "từ doanh nghiệp đến Chính phủ".

Do vậy, nhà mạng cần xây dựng đề án rất kỹ, các doanh nghiệp cần kết hợp thì công nghệ 5G mới có cơ hội bùng nổ, xây dựng đồng tốc, đảm bảo lợi ích công bằng, hài hoà.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.