Còn thương ngày mưa tháng nắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Mấy ngày vừa qua, trời nặng vòm mây xám. Mùa mưa đã điểm những cơn đầu tiên lên triền đất đỏ. Hơi gió lạnh bắt đầu lọt qua khe hở của căn nhà để ướm hỏi áo khăn.

Tây Nguyên nhờ vậy hẳn sẽ có một mùa hè “se lòng như chớm đông”. Thế mà chỉ vài hôm trước, nắng đỏ và bụi đường còn sủi lên từng dải trắng.

Vừa rồi, tôi có đến đập nước Tân Sơn. Dự là loanh quanh với hàng thông bên mép nước. Dự là đẫm mình trong cái im lắng triền miên của gió núi và sự vẹn nguyên của đại ngàn. Nhưng rồi tất cả niềm mong đợi ấy không hiểu vì sao lại tan ra, tan nhanh đến mức làm tôi bối rối. Không phải vì tôi quên rằng thời điểm ấy đang ở cuối mùa khô, mà bởi không ngờ nơi đây lại “hạn” nhiều đến thế. Hệt như khách lữ hành vừa đặt chân tới một khung trời xa lạ. Mọi vật xung quanh đều không giống như lần đầu tôi đến.

Đứng từ bờ trông ra mới thấy nước hồ đã lùi về phía xa, cảm như chỉ còn lại một khoảnh, vừa đủ cho chiếc xuồng máy loay hoay. Mặt hồ vắng đi những gợn óng khi nắng chiều rơi. Tôi lắng tai tìm tiếng chim rừng lơ đãng. Nếu có nhiều người đi lại nói cười quanh đây thì chắc sẽ lấp bớt vài hụt hẫng vô cớ không gì an ủi được.

Tôi tựa vào thân cây khô ở mép hồ, như đang tựa vào chiếc cọc thời gian mà người ta đã đóng xuống để gìn giữ một điều thiêng liêng nào đó. Đất xám trắng. Đá khô từng tảng không còn thấy rêu pha. Trống trải quá! Qua báo đài, tôi biết trái đất nóng lên mỗi ngày, hình như những nỗ lực của chúng ta vẫn đang chậm chân… Nhưng thôi, biến đổi của vạn vật là chuyện dài và khó nói.

Ảnh minh họa: MINH CHÂU

Ảnh minh họa: MINH CHÂU

Lại nghĩ, con người mình có khác gì sông suối, cỏ cây, bỗng chốc một ngày kia nhận ra mình không còn vốn liếng. Năng lượng cho công việc cũng không mà cảm xúc để bay bổng với đời cũng không. Đó là những ngày mình chán ngán tất cả, nhạt nhẽo với tất cả. Nhịp sống cứ trôi, chỉ là ta như thể bị rút mòn sinh lực, không gắng gượng được nữa. Không một cuốn sách, một lời khuyên nào hữu ích ngay lúc đó. Tôi tạm gọi là “cuộc khủng hoảng về tâm trí”. Có người thì chuyện ấy chỉ diễn ra đôi ngày, có người thì vài tháng nhưng nhiều người phải chịu đựng rất rất lâu. Chỉ là, nó sẽ kết thúc bằng một cách nào đó, vào một ngày nào đó mà ta không hề đoán được.

Tây Nguyên hai mùa, chớp mắt mà tháng nắng đã hóa ngày mưa. Rồi đây, khi về lại đập Tân Sơn, chắc tôi không còn phải thèm nhớ cái ngân ngấn hơi nước trên mặt hồ hay mơ ước đặt chân đến xứ sở đậm đầy một dải trời xanh ngắt. Hàng thông sẽ sáng lên cái tươi mát của những tầng lá phủ dày hương vị. Tiếng chim bay vào lồng ngực để hương sắc trong trái tim con người được bừng lên. Chúng ta rồi sẽ qua hết những đứt gãy trong tâm trí, sức lực. Sự hồi sinh có lẽ là một điều kỳ diệu của cuộc sống này. Tôi tin mọi thứ sẽ trở lại bình thường một cách tự nhiên nhất.

Có lẽ thiên nhiên cao quý vì biết dạy cho ta những chân lý cuộc đời. Mưa cũng hay mà nắng cũng hay. Sớm muộn sẽ đến lúc, con người nhận ra cái vui buồn là tự thân nó vậy chứ không hẳn vì mưa nắng. Ngày mưa, hồ trên núi thênh thang như biển. Tháng nắng, chỉ còn là vũng nước nhỏ bên đồi.

Tôi chợt nhớ một nhà thơ từng viết: “Vũng nước nhỏ đọng hương biển lớn/Sa mạc gió về trong viên đá con con”. Thế nên, cái cằn cỗi, hạn khô của tạo vật là một lời thầm thĩ. Rằng, con người được phép mỏi mệt, như dòng nước trôi mãi cũng chấp nhận mình cũ kỹ, cạn mòn. Tôi đi đi lại lại mãi trên bờ đập trong cả một buổi chiều vầng dương âm ỉ. Ngỡ mình là bóng cây bên kia đồi, ghi ghi chép chép điều gì xa xăm mà ngắn ngủi.

Tây Nguyên, quê hương của tôi luôn có một chân trời nào đó để trao gửi tâm hồn. Phố xá với núi đồi nối liền vào nhau nên một tiếng gió thầm cũng đủ vang xa. Trước kia, tôi hay sửng sốt với những đổi dời nhưng bây giờ bình tâm lại, thấy trong đổi dời cũng có cái đẹp riêng nếu mình biết nhìn nhận. Tôi mong đôi mắt mình đừng khô đi, để còn được nhìn thấy cuộc đời trong cái sống động muôn màu mà chuyện nắng mưa, vui buồn âu là vốn dĩ.

Có thể bạn quan tâm

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Buồn vui ngày hè

Buồn vui ngày hè

(GLO)- Khi cái nắng mỗi lúc một nồng nàn, loài hoa học trò rực đỏ cùng tiếng ve réo rắt cũng là lúc các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là quãng thời gian được mong chờ, háo hức nhất của học sinh.
Chuyện hoa quỳnh

Chuyện hoa quỳnh

(GLO)- Khi đọc câu “Hài văn lần bước dặm xanh/Một vùng như thể cây quỳnh cành giao” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi rất tò mò về 2 loại cây này.
“Thức dậy miệng mỉm cười”

“Thức dậy miệng mỉm cười”

(GLO)- Mỗi ngày, chúng ta phải đối diện với nhiều nỗi lo toan nên thường quên mất một phép nhiệm màu: mỉm cười. Nụ cười giúp ta có thêm sức mạnh để thư thái bắt đầu một ngày mới, chấp nhận những điều bất như ý có thể xảy ra bằng sự trân trọng, yêu thương tất cả những gì mình đang có.

Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.