'Còn nhiều dấu hỏi về kinh đô hoa lệ nghìn năm...'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong những tháng đầu năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật khu vực chính điện Kính Thiên, qua đó đã tìm thấy được nhiều di tích, di vật quý hiếm và ngày càng khai lộ nhiều điều về Hoàng thành Thăng Long- Di sản văn hóa thế giới.

PGS.TS Tống Trung Tín- Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam tại khu vực khai quật điện Kính Thiên. Ảnh: VGP/Thiện Tâm
PGS.TS Tống Trung Tín- Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam tại khu vực khai quật điện Kính Thiên. Ảnh: VGP/Thiện Tâm


Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, cuộc khai quật đầu năm 2021 tại khu vực chính điện Kính Thiên đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá... Đây là các loại vật liệu xây dựng Hoàng thành Thăng Long, đồ dùng sinh hoạt Hoàng cung thời kỳ Thăng Long và một số ít thuộc thời tiền Thăng Long.

Trong các di vật năm nay, đáng chú ý có 2 loại di vật khá đặc sắc gồm: Chậu/thống đất nung cao 55cm, đường kính miệng 120cm; ngoài vành miệng có trang trí hoa sen, hoa mai và liên châu. Đây có thể là chiếc chậu đất nung có kích thước lớn nhất còn khá nguyên vẹn thuộc thời Trần.

Thứ hai là mảnh mô hình kiến trúc tráng men xanh, men vàng thời Lê sơ, mô hình này còn một phần. Các dấu tích còn lại cho thấy đây có thể là mô hình một kiến trúc có nhiều tầng mái. Phần còn lại chưa cho phép hình dung tổng thể của kiến trúc này nhưng lại cung cấp nhiều chi tiết quan trọng của một kiến trúc thời Lê sơ như cấu trúc một phần mái ngói, các cấu kiện đấu củng, độ cong của góc đao và lá mái, cấu kiện gỗ đỡ diềm mái, đầu dư chạm rồng, lần đầu tiên cung cấp một số chi tiết quan trọng của kiến trúc cung đình thời Lê sơ, dù chỉ ở mức độ mô hình. Bởi hình thái kiến trúc Lê sơ là một dấu hỏi rất lớn cho giới nghiên cứu lịch sử kiến trúc cổ truyền Việt Nam khi các kiến trúc thời Lê sơ trên mặt đất đã không còn.

Về mặt giá trị và thảo luận, cuộc khai quật khảo cổ học năm 2021 đã phát nhiều tư liệu mới tiếp tục góp phần hiểu sâu thêm di tích của Hoàng thành Thăng Long qua hàng nghìn năm lịch sử. Qua đó tiếp tục hiểu sâu sắc thêm giá trị của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Cuộc khai quật đã tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 4,5m và có đầy đủ các lớp văn hóa từ thời Đại La đến thời Nguyễn. Điều đó nói nên tính thống nhất của tầng văn hóa Thăng Long- Hà Nội trong toàn bộ khu vực đã được giới nghiên cứu xác định một cách tương đối về vị trí và quy mô của Hoàng thành Thăng Long và thành Hà Nội tại khu vực trung tâm của quận Ba Đình ngày nay.

Đặc biệt, các di tích trong hố khai quật xuất lộ từ sớm đến muộn. Từ những di tích mộ táng thời tiền Thăng Long ở tầng sâu nhất địa tầng Thăng Long cho thấy có dấu tích cư trú của con người khá sớm, ít nhất từ khoảng thế kỷ IV-VI, trước thời kỳ Đại La...


 

Di tích Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều di tích, di vật lịch sử cần được khai quật và nghiên cứu. Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Di tích Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều di tích, di vật lịch sử cần được khai quật và nghiên cứu. Ảnh: VGP/Thiện Tâm


Theo PGS. TS Nguyễn Trung Tín, cứ mỗi một năm qua các cuộc khai quật chúng ta lại thêm tìm được thêm nhiều chi tiết mới. Những di tích trên thế giới như Hoàng thành Thăng Long đều phải nghiên cứu mất 200 đến 300 năm mới hoàn thiện. Nhưng chúng ta mới nghiên cứu được trên dưới 10 năm, song giá trị đã trở thành di sản của thế giới. Đây là một điều vô cùng trân quý và cho thấy giá trị, ý nghĩa to lớn của di sản.

Nhìn chung qua cuộc khai quật có nhiều điều về Hoàng cung Thăng Long ngày càng rõ thêm nhưng cũng có nhiều câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, tìm các chứng cứ chứng minh hoặc các minh giải, gợi ý của các nhà khoa học. Cũng có những điều cần phải nghiên cứu lâu dài. Cho dù vậy thì cuộc khai quật tiếp tục cho thấy lòng đất trung tâm Thăng Long- Hà Nội luôn giàu có các di tích, di vật mới mẻ phong phú và đôi khi gây bất ngờ hấp dẫn, thú vị. Các cuộc khai quật hàng năm sẽ từng bước, từng bước cho phép chúng ta tiếp cận ngày một rõ hơn, đầy đủ hơn về một Thăng Long hoa lệ nghìn năm, di sản thế giới của Việt Nam và nhân loại.

Theo Thiện Tâm (baochinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.