Cổ vật từ thời nhà Minh được tìm thấy ở vùng biển Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện tại vùng biển ven bờ thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn là cổ vật có niên đại ở thế kỷ 16 - 17, thuộc giai đoạn Minh - Thanh.

Theo đó, vào khoảng 17h ngày 17.5, trong lúc làm nhiệm vụ trên biển, lực lượng tuần tra của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc phát hiện tàu cá BĐ 10546 TS cách mũi Gành Yến thuộc thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải khoảng 3 hải lý về hướng đông bắc có dấu hiệu hoạt động không đúng ngành nghề.

Tàu cá này do ông Nguyễn Văn Triển (42 tuổi), trú ở huyện Phù Cát (Bình Định), làm thuyền trưởng, trên tàu có 8 lao động.

Theo nhận định ban đầu của cơ quan chuyên môn, số gốm sứ trên là cổ vật có niên đại ở thế kỷ 16 - 17, thuộc giai đoạn Minh - Thanh. Ảnh: Ngọc Viên

Theo nhận định ban đầu của cơ quan chuyên môn, số gốm sứ trên là cổ vật có niên đại ở thế kỷ 16 - 17, thuộc giai đoạn Minh - Thanh. Ảnh: Ngọc Viên

Tiến hành kiểm tra phương tiện, lực lượng tuần tra phát hiện tàu cá BĐ 10546 TS cất giấu 33 đĩa gốm sứ, đường kính khoảng 20cm và 7 tô (bát) đường kính khoảng 15cm trong các khoang tàu.

Làm việc với lực lượng tuần tra, thuyền trưởng Nguyễn Văn Triển khai báo số hiện vật này do các ngư dân trên tàu khai thác tại vùng biển thuộc xã Bình Hải. Lực lượng tuần tra tiến hành kiểm đếm, lập biên bản, niêm phong và tạm giữ toàn bộ đồ vật nêu trên.

Theo Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh, các gốm sứ thu giữ gồm 3 loại: loại đồ celadon men ngọc vẽ ám họa và vẽ ánh vàng trên men, một số loại men trắng; loại đồ gốm men xanh trắng vẽ hoa lam phân ô, loại đồ gốm men trắng vẽ hoa màu đỏ gạch; loại celadon ngọc ám họa vẽ ánh vàng rất độc đáo.

Gốm sứ tìm thấy có nguồn gốc sản xuất từ các lò gốm Chương Châu, vùng Nam Trung Hoa có niên đại ở thế kỷ 16-17, thuộc giai đoạn Minh- Thanh.

Gốm sứ gồm 33 đĩa, 7 tô có nguồn gốc từ tàu cổ đắm, bị vùi trong lớp bùn và có hàu bám ở độ sâu khoảng hơn 50m nước, xác tàu cổ đắm cần được xác thực, làm rõ qua công tác thăm dò.

Đây cũng là lần đầu tiên ở Quảng Ngãi phát hiện cổ vật ở trí sâu đến hơn 50m. Con tàu đắm này sẽ mang lại khá nhiều hiện vật có thông tin lớn, bổ sung vào nhận thức con đường tơ lụa trên biển. Ảnh: Ngọc Viên

Đây cũng là lần đầu tiên ở Quảng Ngãi phát hiện cổ vật ở trí sâu đến hơn 50m. Con tàu đắm này sẽ mang lại khá nhiều hiện vật có thông tin lớn, bổ sung vào nhận thức con đường tơ lụa trên biển. Ảnh: Ngọc Viên

Theo nhận định, hàng hóa được chở trên tàu buôn hải hành, khả năng tàu bị chìm nhanh khi gặp bão nên hàng hóa gốm sứ còn giữ nguyên vẹn, trên thân một số đồ gốm sứ còn vết bùn và hàm bám, xác tàu vùi trong bùn.

Các cổ vật thu giữ còn khá tốt, không có vết nứt mới, có cái còn nguyên vẹn. Đây cũng là lần đầu tiên ở Quảng Ngãi phát hiện cổ vật ở trí sâu đến hơn 50m. Con tàu đắm này sẽ mang lại khá nhiều hiện vật có thông tin lớn, bổ sung vào nhận thức con đường tơ lụa trên biển. Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi đề xuất một số biện pháp cần triển khai, trong đó, phải tổ chức khảo sát, xác định vị trí tàu cổ đắm thông qua lặn nghiên cứu chụp hình dưới nước.

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.