Cần quan tâm đăng ký di vật, cổ vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ và trưng bày gần 10.654 hiện vật phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của người dân. Thời gian qua, công tác đăng ký, công nhận cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt được những kết quả ghi nhận, song vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của nó.
Trong 10.654 hiện vật có nhiều loại hình hiện vật phân theo chất liệu: đồ mộc, kim loại, vải, giấy... với nhiều sưu tập quý, bước đầu đã xây dựng với 3 bộ sưu tập: sưu tập trống của người Jrai; sưu tập gùi của người Jrai và sưu tập trang phục của người Jrai Chor vùng Ayun Pa. Cùng với việc xây dựng các bộ sưu tập, trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã chú trọng đến công tác xây dựng hồ sơ đăng ký cổ vật, bảo vật quốc gia cho các hiện vật có đủ tiêu chí theo Luật Di sản. Từ năm 2004 đến nay, 27 bộ hiện vật được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận di vật, cổ vật (với 42 hiện vật). Trong 27 bộ hiện vật được công nhận là cổ vật, có 2 hiện vật là phù điêu Phật Champa, 17 hiện vật chóe, 10 hiện vật rìu tay, công cụ mũi nhọn thuộc sơ kỳ Đá cũ An Khê, 1 bộ chiêng M’Lem (7 hiện vật), 1 bộ chiêng Lào (3 hiện vật), 1 hiện vật trống đồng An Thành, 1 hiện vật đĩa Chu Đậu, 1 hiện vật bát rồng ổ.
Trong 27 bộ hiện vật được công nhận là cổ vật thì phù điêu Phật Champa Tây Nguyên được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2017). Phù điêu Phật Champa Tây Nguyên có niên đại khoảng từ thế kỷ VI-VII, là hiện vật gốc độc bản, độc đáo, đánh dấu sự hiện diện của văn hóa Chăm trên vùng đất Tây Nguyên. Năm 2022, Bảo tàng tỉnh tiếp tục làm hồ sơ đăng ký bảo vật quốc gia với bộ công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê.
Bộ sưu tập hơn 200 chiếc chum, chóe thuộc dòng gốm cổ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bộ sưu tập hơn 200 chiếc chum, chóe thuộc dòng gốm cổ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 20 nhà sưu tập đang lưu giữ, bảo quản và trưng bày hàng trăm ngàn hiện vật có giá trị thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa. Mặc dù lưu giữ, bảo quản và trao đổi nhiều hiện vật quý, nhưng hầu hết các nhà sưu tập chưa thật sự quan tâm đến việc đăng ký cổ vật cho các sưu tập của mình. Nói về vấn đề này, anh Lê Tấn Khoang-một nhà sưu tập đang lưu giữ khoảng 18.000 hiện vật tại huyện Đak Đoa-chia sẻ: “Đa số anh em có thú chơi, lưu giữ cổ vật cũng có tìm hiểu về thủ tục đăng ký cổ vật cho các hiện vật mình đang lưu giữ và cũng muốn đăng ký cổ vật để nâng cao thêm giá trị cho hiện vật. Song vì những quy định của Luật Di sản về di vật, cổ vật nên nhiều anh em còn e ngại. Sau khi ổn định việc sắp xếp, trưng bày và hoàn tất các thủ tục để thành lập bảo tàng tư nhân, tôi sẽ tiến hành làm hồ sơ đăng ký cổ vật cho các hiện vật”.
Có thể khẳng định, việc đăng ký cổ vật cho các hiện vật có đủ tiêu chuẩn là điều cần thiết, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di vật, cổ vật. Hy vọng thời gian tới, việc đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh có những bước khởi sắc mới. Các nhà sưu tập tư nhân sẽ thật sự quan tâm đến việc lập hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia góp phần nâng cao chất lượng hệ thống hiện vật trên địa bàn tỉnh.
AN NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.