Cơ quan, tổ chức sử dụng DLQG về dân cư sẽ phải trả phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là thông tin lãnh đạo Cục Quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) trao đổi với PV Báo An ninh Thủ đô về dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an triển khai.
 

Dữ liệu quốc gia về dân cư được bảo mật tuyệt đối.
Dữ liệu quốc gia về dân cư được bảo mật tuyệt đối.

Theo đó hiện nay, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Chính phủ giao cho Bộ Công an chủ trì. Dự án có mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện trong 2 năm, đã bắt đầu triển khai từ tháng 11-2017. Mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư, phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu chính đáng của công dân; góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính  giấy tờ công dân, xây dựng Chính phủ điện tử.

Thực hiện Luật Căn cước công dân năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an về việc triển khai xây dựng dự án, đến nay, Tổng cục Cảnh sát đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung hoàn thiện các điều kiện để triển khai Dự án, như hoàn thiện hành lang pháp lý; lựa chọn nhà thầu; thí điểm xây dựng hệ thống quản lý dân cư tại TP. Hải Phòng; thí điểm thu thập thông tin dân cư và thí điểm triển khai phần mềm đăng ký quản lý cư trú; xây dựng phần mềm để triển khai kết nối giữa hệ thống cấp Căn cước công dân (CCCD) và hệ thống cấp số định danh cá nhân quốc gia.

Tính đến thời điểm này, Dự án đang được triển khai tại các thành phố trực thuộc Trung ương. Thông qua cấp CCCD, cơ quan chức năng đã cấp khoảng hơn 10 triệu số định danh cá nhân cho công dân tại 16 địa phương trên toàn quốc.

Lãnh đạo Bộ Công an khẳng định việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, vì đây là nền tảng trong hệ thống các cơ sở dữ liệu của quốc gia, là tập hợp thông tin cơ bản nhất của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý hạ tầng bằng thông tin để phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại hội nghị trực tuyến về triển khai xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới đây, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu rõ, trên cơ sở hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không chỉ thay thế cho quản lý hộ tịch mà đạt được yêu cầu dùng chung thống nhất cho các bộ ngành như lý lịch tư pháp, bảo hiểm xã hội, thuế...

Đạt được yêu cầu đó chính là đáp ứng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các loại giấy tờ, là niềm mong đợi và kỳ vọng của nhân dân trong việc xây dựng một Nhà nước kiến tạo, Chính phủ điện tử, giảm phiền hà cho người dân.

Lãnh đạo Cục Quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, khi xây dựng Dự án, cơ quan chức năng đã tham khảo, nghiên cứu thông tin, cách làm từ nhiều quốc gia trên thế giới. Một vấn đề được đề cập là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp khi sử dụng khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ phải trả phí khi hệ thống này hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Và việc trả phí này do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện, người dân không phải trả tiền.

Theo Luật Phí và lệ phí tới đây, Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu này và tiến hành thu phí. Còn căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm quản lý dân cư trên địa bàn và được phép ban hành giá dịch vụ. Các đơn vị như phòng công chứng, ngân hàng… có thể truy xuất dữ liệu này và trả phí.

Người dân khi tham gia các dịch vụ này sẽ không phải đem theo chứng minh thư và giấy tờ liên quan mà chỉ cần cung cấp mã số cá nhân để các đơn vị này truy xuất trên mạng thì sẽ ra các thông tin cần thiết. Điều này vô cùng tiện lợi cho người dân, đỡ phải làm nhiều thủ tục, đỡ phải mang theo nhiều giấy tờ.

Châu Anh/ANTĐ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.