Chuyện về Vua Nước ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng Plei Tao (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) là quê hương duy nhất của 9 đời Vua Nước ở Tây Nguyên. Các đời vua đều chăm lo tổ chức cúng tế, cầu trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, muôn loài phát triển, đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, đồng bào Jrai nơi đây luôn tôn kính và nhớ ơn các vị Vua Nước.       

Huyền tích về 9 đời Vua Nước

Theo lời kể của các vị cao niên ở Plei Tao, vị Vua Nước đầu tiên ở đây là người Chăm. Ông sống vào cuối thế kỷ XIV. Vị này cao to vạm vỡ, sống đức hạnh, có khả năng dùng sức mạnh như thần để cầu mưa gọi gió, đánh đuổi kẻ ác, thú dữ bảo vệ dân làng. Ông thường truyền dạy những bí kíp và trao quyền cho những người đàn ông ưu tú có bố mang họ Rơ Châm và mẹ mang họ Siu. Theo những lời răn dạy và bí truyền của ông, 8 đời Vua Nước sau ông đều mang dòng họ Rơ Châm, cụ thể là: Rơ Châm Kép (1425-1426), Rơ Châm Nhưn (1501-1571), Rơ Châm Bring (1576-1646), Rơ Châm Dăi (1651-1719), Rơ Châm Guh (1724-1765), Rơ Châm Nhoak (1800-1837), Rơ Châm Bo (1897-1955) và Rơ Châm Chuch (1993-2014).

 Đường vào Plei Tao (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Minh
Đường vào Plei Tao (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Minh


Ngày thường, các Vua Nước trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng truyền thụ các bí tích, giữ gìn các đồ tế lễ và tham gia làm nương rẫy, chăn nuôi cùng gia đình, dòng họ. Vào các tháng khô hạn, Vua Nước chuyên tâm vào việc quan sát trời đất. Nếu thấy vùng đất nào quá khô hạn, Vua Nước làm lễ cầu mưa. Vào mùa mưa bão, Vua Nước hành lễ cầu bớt mưa hoặc ngừng mưa bão để bà con làm ăn, muôn loài sinh sôi nảy nở. Lễ cúng tế tùy theo từng sự kiện, từng thời điểm, nhưng thông thường phải có ít nhất 3 ghè rượu, 2 con heo, 5 con gà, 10 ống cơm lam, 15 bó rau rừng… Tất cả các đồ cúng tế phải tươi mới, sạch sẽ, thơm ngon, tuyệt đối không dùng những con vật khác thường, có dị tật, đã sinh nở để cúng tế trời đất và các thần linh.

Bà Rơ Châm H'Rú (SN 1960, ở Plei Tao) chỉ vào chồng mình là ông Kpă Măng (SN 1958) chậm rãi nói: “Khi còn khỏe, chồng mình thường phụ giúp Vua Nước Rơ Châm Chuch cúng Yàng và các thần linh. Nay Rơ Châm Chuch không được làm Vua Nước nữa, còn chồng mình bị đau ốm nằm liệt giường, không ai cúng nên dòng họ nhà mình cho ông Rơ Châm Giang mang gia phả và đồ cúng về buôn Sâm (xã Ea Hleo, huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak)”. Nghe bà H'Rú nói vậy, ông Kpă Hrai-Trưởng thôn Plei Tao-cho biết: “Ông Kpă Măng trước đây là giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Phang). Còn Vua Nước Rơ Châm Chuch (SN 1972, có vợ con ở Plei Tao) nhưng do ông ấy thường xuyên rượu chè bê tha, không chăm chỉ làm ăn, cúng bái nên bị vợ bỏ, bị dân làng không cho làm Vua Nước nữa. Sau đó, Rơ Châm Chuch được người phụ nữ Jrai lớn tuổi bắt làm chồng về ở Plei Thơ Ga, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh”.

Và những truyền kỳ

Không chỉ có Rơ Châm Chuch mà các ông Rơ Châm Phih, Rơ Châm Kil, Rơ Châm Nhin… cũng bị dân làng, dòng họ Rơ Châm phế truất “chức vị” Vua Nước. Có người mới được suy tôn lên làm Vua Nước chưa kịp đứng lên ra mắt gia tộc đã bị phế truất; cũng có người đang hành lễ, thậm chí đã làm lễ cúng tế nhiều lần, nhưng khi phát hiện có sai phạm liền bị phế truất ngay lập tức. Bà Rơ Châm H'Rú bộc bạch: “Theo quy ước, người làm Vua Nước phải to khỏe, không có dị tật, có đôi tay dài, nói năng rõ ràng, ăn ở sạch sẽ, không ăn thịt ếch, nhái. Đặc biệt, họ phải ở xa phụ nữ 1 tháng trước khi cúng Yàng, thường xuyên tắm nước lá cây rừng... Vì quy ước chặt chẽ và giám sát quá nghiêm ngặt nên nhiều người không đáp ứng yêu cầu liền bị dân làng, dòng họ phê phán, phế truất, không cho làm Vua Nước nữa”.

 Gia đình nhà bà Rơ Châm H'Rú, ở Plei Tao. Ảnh: Hoàng Minh
Gia đình bà Rơ Châm H'Rú ở Plei Tao (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Minh


Ông Rơ Châm Tul (hơn 70 tuổi, ở Plei Tao) cho rằng: “Do đời sống vật chất còn khó khăn nên anh em trong dòng họ Rơ Châm phải tập trung làm nương rẫy, rất ít người có điều kiện học tập và làm theo các nghi lễ cúng Yàng và các thần linh. Mặt khác, gần đây, việc cúng tế chỉ mang ý nghĩa tinh thần, chưa thấy linh ứng vào thực tế nên bà con có phần sao nhãng. Bởi vậy, nhiều người không thuộc những bài văn cúng, không nhớ các nghi thức lễ nghĩa… nên cũng không đủ tín nhiệm được làm Vua Nước”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Lên-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chư Pưh-cho hay: “Chúng tôi nhiều lần xuống cơ sở thu thập thông tin về Vua Nước nhưng kết quả thu được rất ít. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn tuyên truyền bà con lưu giữ những nghi lễ truyền thống, trang phục thổ cẩm, chén đĩa đựng nước, thanh gươm thần của Vua Nước để làm cơ sở hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ khôi phục bản sắc văn hóa, tiến tới đề nghị cấp trên công nhận nghi lễ cúng tế cầu mưa, ngớt mưa, dừng mưa bão... của Vua Nước là di sản văn hóa phi vật thể giống như các nghi lễ của Vua Lửa (Pơtao Apuih) ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện”.

 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.