Vị vua nước Việt sống ở châu Phi suốt 56 năm là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông là vị vua duy nhất của nước ta sống nhiều năm ở châu Phi. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", vị vua này có tới 56 năm sống ở châu Phi.

Hàm Nghi của triều Nguyễn chính là vị vua duy nhất của nước ta sống nhiều năm ở châu Phi. Theo sách
Hàm Nghi của triều Nguyễn chính là vị vua duy nhất của nước ta sống nhiều năm ở châu Phi. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", vua Hàm Nghi có tới 56 năm sống ở châu Phi.
 Hàm Nghi nổi tiếng về tinh thần yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Algeria từ năm 1888 cho đến khi vua qua đời năm 1944.
Hàm Nghi nổi tiếng về tinh thần yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Algeria từ năm 1888 cho đến khi vua qua đời năm 1944.
 Theo sách “Lịch sử Việt Nam”, vua Hàm Nghi chính là lãnh tụ của phong trào Cần Vương (giúp vua đánh giặc cứu nước). Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt, phế truất ngôi báu, đày ra nước ngoài.
Theo sách “Lịch sử Việt Nam”, vua Hàm Nghi chính là lãnh tụ của phong trào Cần Vương (giúp vua đánh giặc cứu nước). Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt, phế truất ngôi báu, đày ra nước ngoài.
 Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe - Chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe - Chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
 Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc Marcelle Laloe có với nhau 3 con, gồm 2 công chúa (Như Mai, Như Lý) và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Mai tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân có bằng tiến sĩ y khoa, lấy công tước François Barthomivat de la Besse.
Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc Marcelle Laloe có với nhau 3 con, gồm 2 công chúa (Như Mai, Như Lý) và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Mai tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân có bằng tiến sĩ y khoa, lấy công tước François Barthomivat de la Besse.
 Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời gian bị lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã làm quen bộ môn hội họa, trở thành họa sĩ giỏi.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời gian bị lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã làm quen bộ môn hội họa, trở thành họa sĩ giỏi.
Theo sách
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời ở Algeria. Thi hài ông được an táng ở đây, năm 1962 lại được cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne (nước Pháp).


https://danviet.vn/vi-vua-nuoc-viet-song-o-chau-phi-suot-56-nam-la-ai-20200824010841205.htm
 

Theo Nguyễn Thanh Điệp (Dân Việt/Zing)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.