Chuyên gia nói về mũi tăng cường để chấm dứt đại dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự bùng nổ của biến thể Omicron ở Mỹ là một lời nhắc nhở rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. Điều này cũng đặt ra một số câu hỏi cho các nhà khoa học, liệu bao giờ đại dịch chấm dứt và liệu chúng ta có cần thêm vaccine tăng cường để biến COVID-19 thành bệnh đặc hữu?

Ảnh minh họa vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Ảnh minh họa vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Tiến sĩ Shruti Gohil, phó giám đốc y tế về dịch tễ học và phòng chống nhiễm trùng từ Đại học California, Irvine (Mỹ) nói với Live Science: "Tôi nghĩ nhiều người làm việc trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm sau một vài làn sóng dịch bệnh đã nhận ra rằng, nó (SARS-CoV-2) sẽ không biến mất hoàn toàn, bởi vì đó không phải là những gì mà những loại virus như thế này làm".
Theo các chuyên gia, chúng ta có thể sẽ cần thêm liều vaccine tăng cường nhắm mục tiêu vào các biến thể khác nhau và ngăn virus gây ra các đợt bùng phát lớn.
Cuối cùng thì chúng ta vẫn cần tiêm vaccine hàng năm hoặc theo mùa để hạn chế số ca mắc và để COVID-19 không còn là mối đe dọa, Shruti Gohil cho hay.
Tiến sĩ Sharon Nachman từ bệnh viện Nhi Stony Brook ở New York (Mỹ) dự đoán thế giới sẽ tiêm vaccine tăng cường mỗi năm một lần. Một số nghiên cứu cho thấy các mũi vaccine ban đầu sẽ giảm dần hiệu quả sau khoảng 5 đến 6 tháng. Nếu không có mũi tăng cường hàng năm, sẽ khó để kiểm soát COVID-19 hơn khi sự gia tăng các ca bệnh nghiêm trọng làm cho hệ thống y tế căng thẳng.
Tiến sĩ Shruti Gohil cho hay, bởi vì SARS-CoV-2 có thể đột biến thành các biến thể nguy hiểm hơn, điển hình là Omicron, nên luôn cần phải cải tiến các công thức vaccine. Trong tương lai xa hơn, vaccine COVID-19 mRNA có thể sẽ nhắm mục tiêu vào nhiều biến thể đáng lo ngại.
Nhưng trước mắt, chúng ta cần vaccine nhắm mục tiêu đến một biến thể cụ thể. Các nhà sản xuất vaccine như Pfizer-BioNTech và Moderna đang nghiên cứu tạo ra vaccine để chống Omicron, theo Reuters.
Tuy nhiên, sử dụng mũi tăng cường dành riêng cho từng biến thể có thể chỉ là một biện pháp tạm thời. Theo bà Sharon Nachman, theo thời gian, các công ty nên phát triển và sản xuất loại vaccine có khả năng chống lại nhiều biến thể virus. Với loại vaccine đó, mỗi người chỉ cần tiêm một loại vaccine mỗi năm thay vì nhiều loại cho từng biến thể.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).