Chuyên gia: Một trong những đồ uống tốt nhất để giảm huyết áp một cách tự nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm đột quỵ và đau tim.
Mặc dù có những loại thuốc để giảm huyết áp, nhưng bạn cũng nên thực hiện các thay đổi trong lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống, theo nhật báo Anh Express.
Huyết áp cao có nghĩa là tim bơm máu cao hơn mức bình thường. Và áp lực của dòng máu trong mạch máu cũng sẽ cao hơn. Điều này gây căng thẳng thêm cho các cơ quan, bao gồm mạch máu, tim, não, thận và mắt.
Nếu căng thẳng như vậy kéo dài liên tục, có thể dẫn đến bệnh tim, đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch ngoại vi, chứng phình động mạch chủ, bệnh thận và bệnh sa sút trí tuệ mạch máu.
May mắn thay, bạn có thể giảm huyết áp của mình bằng cách đảm bảo rằng uống nhiều nước hơn.
Chuyên gia khuyên nên uống 8 ly nước mỗi ngày

Chuyên gia luôn khuyên bệnh nhân của mình uống 8 ly nước mỗi ngày - nghĩa là khoảng 2 lít nước, và có lý do chính đáng cho điều này. Ảnh: Shutterstock
Chuyên gia luôn khuyên bệnh nhân của mình uống 8 ly nước mỗi ngày - nghĩa là khoảng 2 lít nước, và có lý do chính đáng cho điều này. Ảnh: Shutterstock
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bệnh nhân của mình uống 8 ly nước mỗi ngày - nghĩa là khoảng 2 lít nước, và có lý do chính đáng cho điều này.
Nước giúp giải độc máu - loại bỏ độc tố và chất thải, kể cả natri dư thừa làm tăng nguy cơ huyết áp cao, theo Express.
Theo chuyên trang y tế của Mỹ Medicine Net, mất nước có thể ảnh hưởng đến huyết áp theo một số cách, bao gồm:
Mất nước làm cho máu trở nên đặc hoặc nhớt hơn do hàm lượng nước trong máu giảm.
Mất nước khiến thận tiết ra renin - một enzyme giúp kiểm soát huyết áp. Điều này dẫn đến việc giữ lại natri và nước trong cơ thể để điều chỉnh lượng nước bị thiếu. Phản ứng này, nếu liên tục, có thể khiến huyết áp tăng cao.
Mất nước gây ra sự giải phóng hoóc môn vasopressin trong não, có tác dụng chống lợi tiểu giúp ngăn ngừa mất nước trong cơ thể. Điều này làm cho các mạch máu thu hẹp và giữ natri trong cơ thể, từ đó dẫn đến huyết áp cao.
Nếu những tác động này liên tục trong cơ thể do mất nước liên tục, não sẽ tự tập luyện để duy trì huyết áp cao hơn bình thường để các cơ quan nhận được nguồn cung cấp máu. Những thay đổi này trong thời gian dài hơn gây ra tăng huyết áp.
Mất nước nghiêm trọng làm co các mạch máu trong não và khi lượng chất lỏng trong não không đủ, sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sự phối hợp.
Mất nước làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Nguyên nhân là do tim phải làm việc nhiều hơn khi có ít nước hơn trong máu.
Chuyên gia dinh dưỡng kiêm nhà tư vấn dinh dưỡng người Anh Juliette Kellow và tiến sĩ Sarah Brewer, nhà dinh dưỡng người Anh, kiêm tác giả từng đoạt giải thưởng, cho biết, phụ nữ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày và 2,5 lít đối với nam giới, theo Express.

Mất nước làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Shutterstock
Mất nước làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Shutterstock
Dấu hiệu để nhận biết uống không đủ nước
Các dấu hiệu cho thấy uống không đủ nước và do đó làm tăng nguy cơ thương vong do huyết áp cao, bao gồm khô miệng, đi tiểu ít lần, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, chóng mặt, đầu óc kém minh mẫn.
Tiến sĩ Stephen Sinatra, bác sĩ chuyên khoa tim người Anh, trước đây cũng giải thích: Uống nước ảnh hưởng đến huyết áp theo 2 cách.
Đầu tiên, khi uống không đủ nước, cơ thể sẽ cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp nước bằng cách giữ lại natri. Natri là “cơ chế giữ nước” của cơ thể.
Đồng thời, tình trạng mất nước buộc cơ thể phải đóng dần dần và có hệ thống toàn bộ hệ thống mao mạch của cơ thể.
Khi một số hệ thống mao mạch ngừng hoạt động, nó sẽ tạo thêm áp lực trong “đường ống” - mao mạch và động mạch - làm tăng huyết áp.
Vì vậy, một trong những cách tốt nhất để giảm huyết áp một cách tự nhiên là uống đủ nước, theo Express.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.