Chuyện của phong lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhà thơ Xuân Diệu từng viết “Hoa lan vương giả vẫn thầm hương”. Có lẽ là bởi trong thế giới của hoa, người ta vẫn phần nào ưu ái hoa phong lan, với nhiều cách ví von như “hoa trung quân tử” (bậc quân tử trong loài hoa), “thiên hạ đệ nhất hương” (hương thơm nhất thiên hạ), “không tục giai nhân” (người đẹp trong chốn thiền môn lẫn trong cõi tục).

Gọi là phong lan vì rễ phát triển trong không khí để nuôi cây mà sống. Một thời, phong lan là hiện sinh của rừng. Và trong thế giới hoa, phong lan có thể được xếp vào loài chịu đựng gian khổ, tự hưởng khí trời, tự hấp thụ hơi nước trong không khí, tự lấy chất dinh dưỡng trên lớp vỏ cây hay lớp mùn thực vật để sống. Rồi đến mùa đến tháng, chúng bung hoa, bung biêng bừng sắc, trong ngào ngạt hoa thơm. Chỉ trừ những loài có giả hành như lan vũ nữ hoặc có thân lớn như hoàng thảo đòi hỏi phải có nước dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây, còn lại nhiều loài khác vẫn mặc nắng mưa cứ thế mà sinh trưởng.

Sau này, khi được thuần dưỡng và nhân giống thành công, phong lan dần thoát khỏi môi trường sinh sống tự nhiên, gần hơn với đời sống con người. Bằng phương pháp lai ghép hoặc nuôi cấy mô tế bào, người ta có thể cho ra đời hàng ngàn, hàng vạn loài hoa lan. Nhưng với tôi, không có loài lan nhân tạo nào có thể thay thế được nhành phong lan tự nhiên được chăm chút bởi bàn tay yêu thiên nhiên của con người.

Chuyện của phong lan ảnh 1

Minh họa: Huyền Trang

Ngược dòng thời gian, cách đây khoảng chừng 700-800 năm, trong vườn của các vua đời nhà Trần đã quy tụ nhiều giống phong lan quý. Thời ấy, với quan niệm hoa lan là loài hoa đẹp bậc nhất, hương thơm vương giả nhất, nhưng rất khó trồng, nên chỉ có vua mới được chơi phong lan mà thôi. Bởi thế mới có câu “vua chơi lan, quan chơi trà”. Nhưng bây giờ thì khác, chơi hoa phong lan đã mang tính đại trà. Chỉ cần chậu đất nung hay một đoạn gỗ và một khoảnh không gian nho nhỏ thì chuyện giò lan treo lúc lắc hiên nhà rất đỗi bình thường.

Chuyện thưởng hoa lan của người xưa cũng khá thú vị: “Nhân bất thiện tri hoa tri diện, nhân hữu thiện tri hoa tri mạo”. Đại ý rằng, người bình thường xem hoa chỉ thấy được vẻ đẹp thể hiện bên ngoài của hoa. Trái lại, người giỏi và sâu sắc khi thưởng hoa thấy cả được cái đẹp về nội dung ẩn chứa, từng lớp lang ẩn trong gốc rễ nội tâm mà hoa biểu thị.

Hay như câu truyền miệng của các cụ xưa “Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng chí, chơi cây dưỡng thần” nhắc nhở người chơi luôn để cái tâm, cái chí, cái thần của mình ổn định, tĩnh tại, có tinh thần vượt khó vượt khổ, để rèn cho mình một phong thái, cốt cách cao đẹp. Theo đó, cũng như chăm sóc một chậu phong lan thành công nghĩa là bản thân người chăm cũng đã rèn được trong tâm mình những gì tốt đẹp nhất về cuộc đời này. Vì một tâm hồn sẽ đẹp biết bao nếu chúng ta biết lắng nghe và thuần dưỡng nó.

Mới đây thôi, lòng tôi thật hân hoan khi chiêm ngắm giò lan thủy tiên sau bao ngày chăm sóc, ngóng trông đã bung nở. Trước đó, tôi đã nấp nom, phấp phỏng biết chừng nào. Sau khoảng mươi ngày, màu vàng dịu dàng gây thương nhớ đã đến trong sự đợi chờ, từ nụ đầu tiên mở mắt, nụ thứ hai chúm chím, đến nụ cuối cùng mãn khai. Giò lan này là kỷ niệm nhân chuyến về rừng Kbang năm ngoái, tôi đã được một người bạn ở đây gửi tặng. Cả thời gian dài chăm cây, chăm lá đến hôm nay thoang thoảng hương hoa. Thật đúng như câu cửa miệng dân chơi lan vẫn nói với nhau: “1 tháng chơi hoa, 11 tháng chơi lá”.

Ngày rong ruổi cùng tấp nập cộ xe, lâu lâu tôi lại bắt gặp hình ảnh những bà, những chị bày một đôi giò phong lan bên góc phố. Tôi vốn là người yêu hoa nên thi thoảng cũng dừng mua một đôi nhánh, đem về tập tành chăm dưỡng và ngóng chờ hoa của mùa sau.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 nhớ Bác

Tháng 5 nhớ Bác

(GLO)- Đang trong những ngày của tháng 5 thương nhớ. Tiếng ve râm ran trên những tán phượng rực rỡ sắc thắm. Nắng vàng chạy dài trên từng góc phố, lắng đọng nơi sân trường, khi các thế hệ học trò đang nao nức chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè thú vị.
Sức sống mới của văn hóa

Sức sống mới của văn hóa

(GLO)- Ngày hội văn hóa được tổ chức ở nhiều địa phương trong tỉnh là cơ hội để cộng đồng các dân tộc tôn vinh, quảng bá và phát huy giá trị di sản. Cũng từ sự kiện này, nhiều giá trị được khôi phục, đồng thời xuất hiện những sáng tạo mới mẻ cho thấy sự vận động, phát triển không ngừng của văn hóa khi được bảo vệ và phát huy đúng cách.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(GLO)- Tôi nương theo hơi sương, làn gió để cảm nhận điều kỳ diệu của thiên nhiên, vạn vật, miên trải hồn mình trong bát ngát không gian như thuở mộng mơ tuổi trẻ. Hay bởi chính tiết trời những ngày đầu hạ gọi mưa đầu mùa làm cho ta có chút khó chịu, bức bối để rồi làn gió mang theo hơi nước mát rượi, hơi sương mỏng loãng chớm ngày nhờ cơn mưa rào đem lại cảm xúc trái chiều? Lại nghĩ, có lẽ cái sự yêu-ghét vốn thuộc về con người.
Mùa phượng thắm

Mùa phượng thắm

(GLO)- Trước tiết trời Phố núi ẩm ương, trước cái nóng bức đầu mùa đến hoa mắt, trước những vội vã tất bật cho mùa thi, nhưng ai đó vẫn không quên ngước mắt ngắm nhìn những vòm hoa đỏ, ngắm mùa phượng cháy trong âm ca những câu thơ của Trương Nam Hương: “Và lại đến cái mùa phượng đỏ/Kỷ niệm xưa chìm khuất ở nơi nào/Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ/Em không về nhận mặt tháng năm sao?”.
Gánh gồng của mẹ

Gánh gồng của mẹ

(GLO)- Mẹ tôi một đời làm nông, cái thời “nông dân nguyên thủy” chưa có những phương tiện cơ giới hỗ trợ vận chuyển. Ngày ấy, tất tật mọi thứ cần vận chuyển từ đồng về nhà, từ nhà ra đồng đều dùng sức của đôi vai. To nặng như cày, bừa dành phần ba vác; nhỏ gọn hơn sẽ được chất vào quang gánh kẽo kẹt trên đôi vai gầy của mẹ.
Xao xuyến tháng năm

Xao xuyến tháng năm

(GLO)- Tháng năm, nắng vàng như mật ong đem hơi nóng nồng nàn tưới lên từng hàng cây, con đường, góc phố. Những con đường bằng lăng tím ngát, những góc phố rực rỡ hoa muồng hoàng yến. Và nơi sân trường, phượng vĩ cũng đã thắp lửa cùng dàn giao hưởng ve sầu réo rắt. Từng đàn bướm vàng nhẹ lướt trên khóm hoa hồng, hoa lan sân nhà và chạy dài trên con đường đầy hoa, đầy nắng.
Cánh đồng cổ tích

Cánh đồng cổ tích

(GLO)- Mùa hạ, tôi thường chạy xe qua cánh đồng. Thực ra, đây không phải là lối đi tắt, thậm chí còn là “mua đường” vì nó quanh co “vòng thúng”. Vợ tôi thường trách sao về muộn, làm lỡ việc này việc nọ.
Lối vắng

Lối vắng

(GLO)- Suốt một mùa xuân, tôi gần như không viết được gì. Thực tình cũng không đến nỗi là không có thời giờ để viết. Nhưng công việc này khá kỳ lạ. Một chút loay hoay của đời sống kim tiền thôi cũng đủ làm nó bị gián đoạn rồi. Nhiều đêm xếp lại trang giáo án, tôi mở máy lên, cốt để gõ lấy đôi dòng làm tin, rằng mình vẫn còn… viết được.
Thương những mùa trăng

Thương những mùa trăng

(GLO)- Làn gió khẽ đưa cành lá, đôi cánh hồng nhẹ rơi, mùi hương từ chùm hoa cau cuối góc sân tỏa ra dịu nhẹ. Ánh trăng len qua những ngôi nhà cao tầng, lọt xuống khoảng sân nhỏ. Con trai tôi thích thú nhìn bầu trời và chỉ tay về phía ông trăng như hình chiếc đĩa lơ lửng trên cao.
Đợi mưa

Đợi mưa

(GLO)- Mấy nay, phố đã lác đác vài cơn mưa, ít thôi nhưng cũng phần nào làm dịu cái nắng nóng thường nhật của mùa khô Tây Nguyên. Ngắm nhìn vẻ háo hức của bạn bè, người thân và cả những người nông dân thuần phác vừa gặp gỡ nơi làng ven phố, tôi càng cảm nhận rõ hơn niềm đợi mong mưa tới. Người ta có những lý do khác nhau để mong chờ mưa.
Rộn ràng thanh âm mùa lễ hội

Rộn ràng thanh âm mùa lễ hội

(GLO)- Giữa cái oi nồng của nắng tháng 4, trời bỗng nổi trống đì đùng rồi mưa như trút nước. Nhìn trời, tôi tự hỏi, những ngày mưa Gia Lai dường như đã bắt đầu? Giữa cơn mưa đầu mùa ấy, những cậu bé hồn nhiên, hiếu động người dân tộc thiểu số trong lễ hội mừng lúa mới ở Quảng trường Đại Đoàn Kết sáng nay đang trú ở đâu? Và, chính những cậu bé mình đầy bột vàng hóa trang như những “hạt thóc vui vẻ” hồn nhiên, nhịp nhàng, lắc lư theo tiếng cồng chiêng đã đánh thức trong tôi nỗi nhớ về những âm thanh rộn rã của mùa lễ hội năm xưa.
Cây cô đơn tự viết một bài thơ

Cây cô đơn tự viết một bài thơ

(GLO)- Đó là câu thơ đầu tiên tôi viết khi mười tám tuổi. Thế rồi, những năm sau, tôi lại chẳng biết phải viết thêm như thế nào. Hay, chính tôi mới cô đơn trong cuộc đời này chứ cái cây ấy vẫn một mình xanh tươi, tỏa bóng mát.
Nắng mới

Nắng mới

(GLO)- Tinh mơ, mở cửa nhìn ra sân, thấy đất trời mờ mịt sương, tôi biết mình sẽ đi qua một ngày nắng đẹp. Bầu trời như chiếc vung khổng lồ xám nhờ màu sữa, nhìn quang hơn mọi bận. Đạp xe đi thể dục sớm vẫn còn nghe rơi rớt cái se lạnh tiết giêng hai đuổi theo những vòng quay đều đặn.
Kết nối không gian ngày hạ

Kết nối không gian ngày hạ

(GLO)- 1. Mùa của đất trời, tuần hoàn mỗi năm, trải gặp biết bao lần trong đời mà sao không gian ngày hạ lại gợi lên nhiều cảm xúc, chợt như bâng khuâng, cùng kỷ niệm len lén quay về.
“Im lặng của mùa hè”

“Im lặng của mùa hè”

(GLO)- Chỉ cần một cái cớ là tôi sẵn lòng ngồi lại với phố từ sáng sớm cho đến chiều tà. Chưa bao giờ thấy thời gian trôi nhanh như thế này. Thực ra, chuyện ngày đêm dài ngắn theo mùa đôi khi không giống với cái cảm giác trong tâm thức con người là mấy.
Tiếng ve thương nhớ

Tiếng ve thương nhớ

(GLO)- Vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch, tất cả mọi con ve từ tận đẩu tận đâu dồn về khe suối buôn làng kêu râm ran. Vậy nên, nhiều người vẫn gọi đây là mùa ve kêu.