Chuyện cụ Bùi Bằng Ðoàn: Mười hai năm ở Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới đây là bài báo in trên tờ INDOCHINE (Ðông Dương) số 40 xuất bản năm 1933. Bài báo có in kèm ảnh Thượng thư bộ Hình Bùi Bằng Ðoàn.
 

 Ông Bùi Nghĩa tại con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Bùi Bằng Ðoàn
Ông Bùi Nghĩa tại con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Bùi Bằng Ðoàn



Sau khi về nước ít ngày Hoàng đế Bảo Đại ra một đạo dụ. Đạo dụ của Triều đình ngày 10/9/1932 công bố ý chỉ của nhà vua Pháp điển xứ An Nam với những luật lệ và tòa án hiện đại. Bộ Tư pháp với quyền hạn nhiệm vụ được ghi rõ trong Đạo dụ ấy từ ngày 2/5/1933 được ủy thác cho ngài Bùi Bằng Đoàn nguyên Tuần phủ và Chánh án Tòa án tỉnh ở Bắc Kỳ nổi tiếng về kinh nghiệm và thanh liêm. Ông là người rất đúng tầm của nhiệm vụ.

Phải nói thêm để có thể hoàn chỉnh tiểu sử ngắn gọn về ngài Bùi Bằng Đoàn. Ngài được hưởng Hiệp sĩ Bắc đẩu Bội tinh. Long Bội tinh. Nông nghiệp công trạng Bội tinh. Huyền kim bội tinh xứ Bê nanh. Vạn tượng bội tinh. Đệ nhất đẳng kim khánh. Đệ nhất đẳng kim tiền.

Người mà Hoàng đế Bảo Đại cử làm Thượng thư Bộ Tư pháp là  như vậy. Từ ngày 2/5/1933 Bộ này mang một khuôn mặt mới. Bắt tay vào sự nghiệp, ngài Bùi Bằng Đoàn nghiên cứu hồ sơ nắm bắt thông tin thanh tra các tỉnh và mau chóng đưa ra chương trình hành động của Bộ mình. Với sự thúc đẩy sáng suốt, tài năng và tinh thông của vị thượng quan này, việc cải cách hệ thống pháp luật được tiến hành vững chắc và có phương pháp đạt được hiệu quả thực tế được mọi người ca tụng.



Nếu được phép so sánh, chúng ta sẽ nói việc cải cách tư pháp ở Bắc Kỳ bắt đầu từ năm 1917 thì ngành Tòa án Nam triều trong tám năm sau này có những cải tiến rõ ràng và nhanh chóng…



Để tôn vinh đặc biệt vị Thượng thư này người đại khiêm tốn đại kiệm lời thì phải nói ông đúng là một con người và nhà lãnh đạo đúng trong tất cả ý nghĩa của từ đó. Con người có một lý tưởng cao cả thầm lặng…

(Hết trích)

Bảy tuổi mất mẹ. Tám tuổi mất cha. Lớn lên trong sự đùm bọc của anh em chú bác họ hàng. Mấy anh em chỉ có con đường học, thi để lập thân. Khóa thi Hương năm Bính Ngọ (1906) trường Nam thi lẫn với trường Hà, 17 tuổi chàng trai Bùi Bằng Đoàn cùng hai người anh ruột, Bùi Bằng Phấn (cả) Bùi Bằng Thuận (thứ hai) ứng thí tại trường thi Hà Nam. Bùi Bằng Đoàn đậu cử nhân cùng người anh hai. Còn người anh cả đậu tú tài. Chẳng hay cái tên lót Bằng ấy ai ban ai đặt cho ba anh em? Bằng là giống chim bằng. Giống linh điểu mắt dõi xa ngàn thước bay bổng cao hàng chục trượng. Sau khoa thi ấy cái tên tam bằng Hà Đông xuất hiện để trỏ, chỉ vào nhà họ Bùi. Tên ấy của giới khoa cử của dân chúng gọi một cách tự phát.

Bây giờ trong niên biểu trong lý lịch của vị Thượng thư bộ Hình của vị Chủ tịch Quốc hội khóa đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi năm sinh của cụ Bùi là 1889. Nhưng kỳ thực là năm 1886 vì chàng cử nhân Bùi Bằng Đoàn đã phải khai tăng lên 3 tuổi để kịp vào Trường Hậu bổ ngay năm sau theo quy định. Bốn năm miệt mài đèn sách, chàng giật ngôi thủ khoa Trường Hậu bổ. Năm 1911, ông quan trẻ Bùi Bằng Đoàn bắt đầu bước vào đường hoạn lộ được bổ nhiệm làm Tri huyện tập sự ở huyện Nghĩa Hưng Nam Định. Nghĩa Hưng là vùng đất thiêng đất lành. Người cha Bùi Tập năm xa đã từng làm tri huyện ở đây. Lần lượt Bùi Bằng Đoàn hanh thông các chức. Tri huyện Phú Thọ, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh rồi tri phủ của hai huyện thuộc Nam Định. Việc khởi xướng và hoàn tất công trình đê ngặn mặn Bạch Long, dân chúng phủ Xuân Trường đã ghi ơn bằng cách cử hành lễ tế sống vị tri phủ khi đó mới chưa đến ba mươi tuổi!


 

Cụ Bùi Bằng Ðoàn (Ảnh chụp tại Huế năm 1942)
Cụ Bùi Bằng Ðoàn (Ảnh chụp tại Huế năm 1942)



Từ ngạch huyện phủ lên quan tỉnh. Sáu năm lần lượt các vị thế những Án sát, Chánh án, Bố chánh, Tuần phủ qua 5 tỉnh những Cao Bằng, Lạng Sơn, Phúc Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình. Một sự kiện khi đang trị nhậm ở xứ Lạng tháng Giêng năm 1928, Thống sứ Bắc Kỳ đã điều biệt phái vị Án sát 39 tuổi Bùi Bằng Đoàn vào Nam bộ thanh tra các đồn điền cao su. Gọi là sự kiện bởi lần đầu một vị quan An Nam được điều đi thanh tra những ông chủ đồn điền người Pháp!

Sau 22 năm trải các vai quan chức tại các địa phương, vào tuổi bốn mươi, Bùi Bằng Đoàn được điều vào Huế giao trọng trách đứng đầu bộ Hình Thượng thư rồi sung vào Cơ mật viện.

Ông Bùi Nghĩa kể rằng, Triều đình thời đó có 2 Bộ quan trọng nếu ham giàu thì xoay tiền rất dễ. Đó là bộ Lại, việc chạy quan. Ở Bộ Hình thì chạy tội. Ngay cả thời gian làm quan ở địa phương mỗi khi tới huyện, phủ hay tỉnh nào nhậm chức bao giờ chức dịch dưới quyền hay khách danh vọng sở tại cũng đến chào ra mắt thường lỉnh kỉnh những quà cáp. Ông cụ tôi đều ân cần tiếp đón nhưng tuyệt đối không nhận lễ vật và còn căn dặn chúng tôi  lỡ có vắng cha ở nhà cũng không được nhận. Hầu như trong suốt thời gian làm quan ở các tỉnh cũng như vô Huế ông cụ không mang theo phu nhân không có cồng bà trông nom cổng hậu. Bà cụ tôi vẫn ở quê nhà trông nom vườn tược từ đường. Chỉ có chị em chúng tôi theo cha đi để ăn học.

Vẫn chuyện ông Bùi Nghĩa.

Có lần ở Huế một người được Tòa án xử thắng kiện đến thăm có ý tạ cụ Thượng đem quà biếu là một bộ đồ ăn đựng trong hộp. Hôm đó ông cụ tôi vắng nhà họ gửi lại cái hộp. Chị tôi nghe vậy để đấy nhưng không giở ra xem. Khi về mở ra thấy bộ đồ ăn Tây gồm dao thìa nĩa bằng bạc rất đắt tiền ông cụ tôi bắt chị tôi mang trả lại ngay. Cụ tôi nói các quan tòa của Cậu xử không thiên vị mà người ta thắng. Đó là kết quả công minh của pháp luật chứ không phải sự gia ân của Cậu hay của một ai.

Người kéo xe cho cụ tôi được phong Cửu phẩm mang quà đến cám ơn và nói để Cụ mừng cho con. Quà là một bịch chôm chôm tươi ngon. Cụ tôi rút ra một nhánh nói là phần tôi thế này là đủ còn thầy đem xuống đội chia cho anh em được dịp chung vui.

Có người bạn vong niên là cụ Phan Điện. Phan Điện vừa là thầy học vừa là chỗ giao du thân gần của cụ Bùi. Cụ Phan Điện thân sinh của những Phan Mỹ, Phan Anh sau này đều là những yếu nhân của cách mạng. Cụ Bùi rất quý tính tiết tháo cương trực lại pha chút hài hước của vị nhân sĩ quê ở làng Tùng Ảnh huyện Đức Thọ. Có hôm cụ Phan Điện tới chơi đi chân đất từ cổng. Còn dép thì cắp vào nách. Cụ tôi cười sao thầy lại làm vậy? Cụ cười, quan cứ tưởng nhà quan sạch đấy hẳn? Luôn răn trò đương ở chức Thượng thư từ những chuyện nhỏ như vậy!


Mỗi khi có việc trọng như đi thăm thầy tôi chẳng hạn cụ thường mang áo the đen chứ không phải gấm. Thứ áo the đen có lót lần vải chúc bâu. Ðôi giày tây (soulier) gọn ghẽ hoạt bát chứ không phải giày Gia Ðịnh không có quai hậu  (trích hồi ức của nhà nghiên cứu kiêm Huế học Thân Trọng Ninh).

(Còn nữa)
Xuân Ba (TPO)

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.