Chuẩn bị tổ chức sự kiện Gia Lai Coffee Festival 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp nối thành công sự kiện trải nghiệm cà phê địa phương được tổ chức vào năm 2023, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ BaristaBrewingCoffee (tên viết tắt BBC) phối hợp với các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê tiếp tục tổ chức sự kiện Gia Lai Coffee Festival 2025.

hinh.jpg
Sự kiện năm nay lấy chủ đề: “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”. Ảnh: ĐVCC

Sự kiện sẽ diễn ra trong 2 ngày (30-4 và 1-5), tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Tâm-Giám đốc Công ty BBC, Trưởng Ban tổ chức sự kiện, đây là lần thứ 2 sự kiện được tổ chức tại Gia Lai. Sự kiện năm nay lấy chủ đề: “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”. Quy mô sự kiện lần này dự kiến có khoảng 100 điểm booth (không gian dành cho quảng cáo, trưng bày sản phẩm), với đối tượng tham gia là cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị trong hệ sinh thái ngành cà phê, các hộ nông dân, nhà rang, chủ quán…

Sự kiện sẽ là nơi các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà sản xuất cà phê chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức về trồng, chế biến, kinh doanh cà phê bền vững; giới thiệu về sản phẩm cà phê chất lượng cao và Fine Robusta Gia Lai, các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực cà phê, góp phần tạo dựng môi trường năng động, sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là dịp giới thiệu hình ảnh, văn hóa cà phê đến bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy thị trường cà phê Gia Lai phát triển đồng đều hơn, bền vững hơn, gắn kết cộng đồng thông qua câu chuyện từ hạt cà phê; góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế.

7.jpg
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo

Theo chương trình, trong 2 ngày diễn ra sự kiện sẽ có các hoạt động như khai mạc, trải nghiệm cupping, trải nghiệm rang, trải nghiệm chiết xuất, hoạt động workshop tự do từ các đơn vị, trưng bày gian hàng, âm nhạc, thi đấu Barista teamwork… Dự kiến sự kiện sẽ thu hút khoảng 10.000 lượt khách trực tiếp đến tham quan, trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null