Chuẩn bị Hội thảo quốc tế về khảo cổ học An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm góp phần cho thành công Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai diễn ra vào ngày 29 và 30-3, sáng 28-3, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Huỳnh Nữ Thu Hà dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và đón tiếp đại biểu. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan; lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã An Khê.

Theo đó, đoàn đã kiểm tra cơ sở vất chất, tạo cảnh quan, cách bố trí tranh, ảnh giới thiệu quá trình khai quật di tích sơ kỳ đá cũ tại nhà bảo tồn Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 (xã Xuân An); kiểm tra trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, cách bài trí quang cảnh trong và ngoài Hội trường 23-3 (phường An Tân, thị xã An Khê) nơi diễn ra hội thảo… Tất cả công việc cơ bản hoàn tất đảm bảo cho ngày diễn ra hội thảo.

 Đoàn công tác kiểm tra công việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cách bố trí, trưng bày tại nhà bảo tồn Rộc Tưng 4 (xã Xuân An). Ảnh: Ngọc Minh
Đoàn công tác kiểm tra công việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cách bố trí, trưng bày tại Nhà bảo tồn Rộc Tưng 4 (xã Xuân An). Ảnh: Ngọc Minh



Bên cạnh đó, các công tác được giao như: đón tiếp, phục vụ đại biểu, chuẩn bị nơi ăn nghỉ, làm và cấp thẻ  đeo cho những người dự hội thảo, bảo đảm an ninh trật tự, bố trí cán bộ thuyết minh…thị xã An Khê cũng đã hoàn thành theo kế hoạch.

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở Châu Á”, diễn ra trong 2 ngày (29 và 30-3) tại thị xã An Khê, do UBND tỉnh phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga tổ chức. Tham dự hội thảo có trên 240 đại biểu và các nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế.

Được biết, ngày 29-3, các đại biểu cùng các nhà khảo cổ học sẽ đi tham quan các địa điểm Di tích Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4, Rộc Tưng 7 (xã Xuân An) và Gò Đá (phường An Bình); tham quan quần thể Di tích lịch sử Tây Sơn Thượng và xem hiện vật, tư liệu về sơ kỳ đá cũ tại Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê); tham quan Làng kháng chiến Stơr (huyện Kbang). Ngày 30-3, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước sẽ báo cáo kết quả công tác nghiên cứu, khai quật các địa điểm di tích sơ kỳ đá cũ trên địa bàn thị xã An Khê trong 5 năm (2015-2019) và tập trung thảo luận, tại Hội trường 23/3.

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.