Hội thảo khoa học quốc tế về kỹ nghệ Đá cũ An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự kiến hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày (28 và 29-3) tại thị xã An Khê với tên gọi “Kỹ nghệ Đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè 2 mặt ở châu Á” do UBND tỉnh và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Khách mời dự kiến 244 người, trong đó có khách mời quốc tế, nhà khoa học từ các nước và các nhà khoa học Liên bang Nga.
  PGS.TS Nguyễn Khắc Sử giới thiệu về các di vật đá mới phát lộ. Ảnh: Lê Hòa
PGS.TS Nguyễn Khắc Sử giới thiệu về các di vật đá mới phát lộ. Ảnh: Lê Hòa
Như vậy, sau hội thảo quốc tế lần thứ nhất có tên gọi “Thời đại Đá cũ tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực” tổ chức đầu tháng 11-2018 tại TP. Pleiku, việc tổ chức hội thảo lần này nhằm tiếp tục khẳng định, củng cố các nhận định khoa học trên cơ sở kết quả thu được ở các điểm khai quật và thúc đẩy nghiên cứu mở rộng, chuyên sâu về phân kỳ Đá cũ phát hiện được ở thị xã An Khê từ năm 2016 đến 2019. Đây là dịp để các nhà khoa học công bố, quảng bá kết quả nghiên cứu về giá trị đặc biệt của hệ thống di chỉ sơ kỳ Đá cũ ở An Khê đối với giới nghiên cứu trong nước và quốc tế; là cơ sở để tỉnh xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa này trong thời gian tới. 
Không những thế, hội thảo còn là dịp giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo mối quan hệ gần gũi với các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, nghiên cứu lịch sử-văn hóa, hướng đến việc đẩy mạnh xúc tiến việc nghiên cứu và ứng dụng thành quả khoa học vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh trước mắt và lâu dài.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.