Triển lãm tài liệu về sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 5.4, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức khai mạc triển lãm tài liệu lưu trữ về sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định.

Theo đó, triển lãm gồm 4 chủ đề chính: Vai trò chữ Quốc ngữ tại Việt Nam, Bình Định trong dòng phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ, quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ tại Bình Định, phát huy giá trị di sản văn hóa hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định.

Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định trong thời gian từ ngày 5.4 - 30.6.

Các đại biểu nghe giới thiệu về vai trò của Bình Định với sự hình thành chữ Quốc ngữ

Các đại biểu nghe giới thiệu về vai trò của Bình Định với sự hình thành chữ Quốc ngữ

Theo ông Lâm Trường Định, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định, vùng đất Bình Định không chỉ có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa với nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mà còn là nơi có ảnh hưởng quan trọng, chủ đạo trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ 17.

Qua các tài liệu lịch sử, cảng thị Nước Mặn (H.Tuy Phước, Bình Định) là nơi ghi dấu ấn quan trọng cho sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 17 (1618 - 1625). Nhà in Làng Sông (H.Tuy Phước) là một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, gồm nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in Làng Sông. Vì vậy, mảnh đất và con người Bình Định đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phôi thai, hình thành, phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ.

"Triển lãm giới thiệu hàng trăm tư liệu, tài liệu, hình ảnh để khẳng định vai trò của Bình Định là một trong những nơi phôi thai "khởi nguyên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ"; góp phần nâng cao nhận thức về về sự hình thành, truyền bá của chữ Quốc ngữ tại Bình Định và bảo tồn, chấn hưng, phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử và phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới", ông Lâm Trường Định cho biết.

Các tư liệu về sự hình thành chữ Quốc ngữ được giới thiệu tại triển lãm

Các tư liệu về sự hình thành chữ Quốc ngữ được giới thiệu tại triển lãm

Ngoài ra, trong thời gian triển lãm (từ ngày 5.4 - 30.6), tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định còn tổ chức các hoạt động như: Triển lãm ảnh nghệ thuật Đất và người Bình Định với sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ; thi tìm hiểu về sự hình thành chữ Quốc ngữ; tọa đàm Nhà lá mái Bình Định - nét đặc trưng và việc bảo tồn, phát huy di sản; tọa đàm Khám lý Trần Đức Hòa và sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định…

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.