Phát hiện những bích họa về các nhân vật thần thoại thành Troy ở Pompeii

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
"Căn phòng đen" với những bức bích họa tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ cuộc chiến thành Troy, được coi là một trong những khám phá khảo cổ học nổi bật nhất từng được thực hiện tại Pompeii.
Bích họa mô tả Helen gặp Paris, hoàng tử của thành Troy, lần đầu tiên. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Bích họa mô tả Helen gặp Paris, hoàng tử của thành Troy, lần đầu tiên. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Gần 2.000 năm kể từ khi bị chôn vùi bởi dung nham núi lửa, thành phố đã mất Pompeii vẫn tiếp tục khiến giới khảo cổ ngạc nhiên với những phát hiện mới.

Trong khi làm việc tại Công viên Khảo cổ Pompeii (Italy) – một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất thế giới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một phòng tiệc với những bức tường sơn đen được trang trí bằng các bức bích họa tuyệt đẹp về các nhân vật thần thoại gắn liền với Chiến tranh thành Troy.

Phòng tiệc, được gọi là "căn phòng đen" này được phát hiện trong một dinh thự tư nhân cũ trên Via di Nola, một trong những con phố dài nhất của Pompeii cổ đại.

Một trong những bức bích họa mô tả cuộc gặp gỡ giữa Helen và Paris, con trai của vua thành Troy Priam, được xác định bằng một dòng chữ Hy Lạp có tên khác là “Alexandros” (tên gọi khác của Paris).

Trong thần thoại Hy Lạp, việc Paris bắt cóc Helen khiến Menelaus, người chồng Hy Lạp của nàng, nổi giận và châm ngòi cho Chiến tranh thành Troy vào thế kỷ 12 trước Công nguyên

Một bức bích họa khác mô tả vị thần Hy Lạp Apollo đang cố gắng tán tỉnh nữ tu sỹ Cassandra, con gái của Priam, đang trong dáng vẻ chán nản.

Bích họa mô tả vị thần Hy Lạp Apollo đang cố gắng tán tỉnh nữ tu sỹ Cassandra. (Nguồn: Reuters)

Bích họa mô tả vị thần Hy Lạp Apollo đang cố gắng tán tỉnh nữ tu sỹ Cassandra. (Nguồn: Reuters)

Theo truyền thuyết, thần Apollo hứa sẽ ban cho Cassandra món quà quý giá là khả năng tiên tri nếu nàng đồng ý tình cảm của thần. Cassandra nhận lời nhưng sau đó, nàng mộng thấy Apollo ruồng bỏ mình nên đã từ chối Apollo. Apollo tức giận trừng phạt nàng bằng một lời nguyền rằng sẽ chẳng có ai tin những lời tiên tri của Cassandra. Kết quả là nữ tu sỹ đã không thể ngăn chặn được sự sụp đổ của thành Troy mà nàng đã tiên tri.

Bức bích họa thứ ba trong căn phòng đen vẽ Leda, mẹ của Helen thành Troy, đang ôm một con thiên nga.

Tiến sỹ Andrew Sillett, giảng viên tại Đại học Oxford, giải thích: “Con thiên nga chính là Chúa tể đỉnh Olympus, Thần Zeus.”

Bích họa mô tả Leda, mẹ của Helen thành Troy, sắp thụ thai với vị thần Hy Lạp Zeus cải trang thành một con thiên nga. (Nguồn: Archaeological Park of Pompeii)

Bích họa mô tả Leda, mẹ của Helen thành Troy, sắp thụ thai với vị thần Hy Lạp Zeus cải trang thành một con thiên nga. (Nguồn: Archaeological Park of Pompeii)

Theo truyền thuyết, Leda là vợ của Tyndareus, vua Sparta, được Thần Zeus si mê và bị thần quyến rũ dưới lốt một con thiên nga. Sau đó Leda đã mang thai một quả trứng, và từ quả trứng này nở ra cặp song sinh Castor và Polydeuces.

Tiến sỹ Sillett đã mô tả những bức bích họa này “khá tuyệt vời” vì chúng có thể được tạo ra gần thời điểm núi lửa Vesuvius phun trào.

Gabriel Zuchtriegel, Giám đốc Công viên khảo cổ Pompeii, cho biết căn phòng tiệc được trang trí lộng lẫy nhằm mang đến một không gian trang nhã với các nhân vật thần thoại, không chỉ để giải trí mà còn là chủ đề trò chuyện trong các bữa tiệc.

“Mọi người sẽ gặp nhau để ăn tối sau khi Mặt trời lặn. Ánh sáng nhấp nháy từ những ngọn đèn dầu thắp sáng có tác dụng làm cho các hình ảnh có vẻ chuyển động, đặc biệt là sau một vài ly rượu vang Campanian ngon,” Gabriel Zuchtriegel nói và cho biết thêm: “Các bức tường của phòng tiệc được sơn màu đen có thể nhằm để che dấu vết khói muội từ những ngọn đèn dầu dùng thắp sáng.”

Trong khi đó, sàn phòng tiệc được khảm tinh xảo bằng hơn một triệu viên gạch trắng kích thước rất nhỏ và được sắp xếp phức tạp.

Thông cáo báo chí của Công viên Khảo cổ Pompeii cho biết phòng tiệc đen có chiều dài khoảng 15 mét, rộng 6 mét, mở ra khoảng sân phía trong với một cầu thang dài dẫn lên tầng hai.

Phòng tiệc đen được trang trí cầu kỳ mang đến một khung cảnh trang nhã để giải trí. (Nguồn: Archaeological Park of Pompeii)

Phòng tiệc đen được trang trí cầu kỳ mang đến một khung cảnh trang nhã để giải trí. (Nguồn: Archaeological Park of Pompeii)

Trên lớp thạch cao của vòm cầu thang, ai đó đã dùng than để vẽ hai cặp đấu sỹ và một hình thù có vẻ như là một dương vật khổng lồ được cách điệu.

Bên dưới mái vòm, người ta cũng tìm thấy một đống lớn vật liệu xây dựng.

Thành phố cổ Pompeii đã bị hủy diệt và chôn vùi hoàn toàn bởi một vụ phun trào kéo dài hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79. Pompeii bị vùi dưới 18 mét tro và đá bọt.

Tàn tích này bị lãng quên trong 1.700 năm kế tiếp cho đến khi bất ngờ được phát hiện vào năm 1748.

Theo Công viên khảo cổ Pompeii, địa điểm này có 1.070 ngôi nhà với hơn 13.000 phòng, cũng như các không gian công cộng và linh thiêng. Phát hiện mới nhất này được thực hiện trong một cuộc khai quật lớn đang diễn ra.

Những phát hiện khác được tiết lộ trong khu vực khai quật cho đến nay bao gồm hai ngôi nhà thông nhau, một tiệm bánh, một phòng giặt và một phòng khách được trang trí bằng bích họa tuyệt đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.