Gia Lai: Chuẩn bị hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 20-3, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở châu Á”. 
Dự họp có Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối-quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và thị xã An Khê. Đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
 Ảnh: Hoàng Ngọc
Ảnh: Hoàng Ngọc
Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch và thị xã An Khê đã báo cáo công tác chuẩn bị hội thảo. Đến thời điểm hiện tại, Viện Khảo cổ học đã thông tin nội dung tóm tắt 17 tham luận của đại biểu quốc tế gửi về Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, Viện Khảo cổ học có thêm 4 bài tham luận của tác giả trong nước. Về khách mời, có khoảng 200 đại biểu tham gia hội thảo. Tại thị xã An Khê, các nội dung công việc đến thời điểm này địa phương đã cơ bản hoàn tất.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà biểu dương sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các sở, ban, ngành và thị xã An Khê trong công tác chuẩn bị hội thảo. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần thống nhất triển khai để tổ chức thành công hội thảo lần thứ 2 này. Về thời gian, thống nhất tổ chức hội thảo trong 2 ngày (29 và 30-3). Bên cạnh đó, xem xét việc bố trí ca bin dịch thuật cho đại biểu quốc tế bằng 2 thứ tiếng Anh và Nga; thống nhất maket chung, có ý nghĩa của hội thảo trình UBND tỉnh xem xét; xây dựng kịch bản điều hành hội thảo hợp lý; rà soát, chốt danh sách cuối cùng đại biểu để có kế hoạch phục vụ tốt nhất… Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tăng cường thời lượng tuyên truyền trước, trong và sau hội thảo trên các phương tiện truyền thông qua đó góp phần quảng bá di chỉ khảo cổ học có giá trị đặc biệt này.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.