'Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam, đã hy sinh trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng Chiến sỹ Thi đua lần thứ IV) tháng 12/1966, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng Chiến sỹ Thi đua lần thứ IV) tháng 12/1966, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam, đã hy sinh trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.

Đây là lời khẳng định của bà Poldi Sosa Schmidt, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV), trong cuộc trò chuyện với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Buenos Aires nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980-19/5/2024).

Bùi ngùi và xúc động khi nói về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Poldi Sosa, năm nay đã 80 tuổi, nhắc lại kể từ lần đầu tiên tới Việt Nam vào năm 1997, bà đã có tới 26 lần đến Việt Nam và trong tất cả các lần tới Hà Nội, bà đều vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong cuối hồi ký về cuộc đời mình, bà viết “Hồ Chí Minh và người dân Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi."

Bà Poldi Sosa nhấn mạnh bà vô cùng ấn tượng và cảm động trước những nỗ lực phi thường của Người. Người đã đi nhiều nơi trên thế giới, làm việc vất vả, trải nghiệm cuộc đời lao động của giới cần lao.

Người đã tìm hiểu, tiếp cận tư tưởng cách mạng tiến bộ, từ đó tìm ra con đường phù hợp nhất để giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp. Những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cho Việt Nam và nhân loại thực sự rất tuyệt vời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị-xã hội ở Pháp, đặc biệt là ở Paris. Người cũng từng viết báo, các bài viết của Người tố cáo chế độ thực dân và ách đô hộ hà khắc của người Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 12/1920. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà yêu nước vĩ đại và là còn một chiến sỹ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ XX.

Đứng trước bức hình Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo trang trọng tại ngôi nhà nơi bà sinh sống, bà Poldi Sosa kể lại với tư cách đại biểu của Đông Dương trong Đảng Cộng sản Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tận dụng tối đa mọi diễn đàn để kêu gọi sự chú ý ủng hộ của những người cộng sản ở “chính quốc” cho phong trào giải phóng ở các thuộc địa.

Bà Poldi Sosa kể lại một câu chuyện rất thú vị diễn ra vào tháng 1/1924 khi Bác Hồ tới Moskva để viếng và đưa tang Lenin. Trong cái lạnh buốt -30 độ C của mùa Đông nước Nga, một thành viên Đảng Cộng sản Argentina, ông Miguel Contreras, cũng đứng xếp hàng vào viếng Lenin, cạnh người thanh niên Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc. Hai đảng viên Đảng Cộng sản đã làm quen với nhau.

Trong các bài báo viết sau này, ông Contreras kể lại, khi đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi ông rất nhiều về đất nước, con người Argentina, và Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất đặc biệt, tài giỏi. Trong những năm hoạt động ở châu Âu, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ liên lạc với người bạn Argentina, Contreras.

Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn niềm Nam, thống nhất đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

(GLO)- Sáng 28-11, tại phòng họp Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ sau buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vào ngày 3-7-2024 đến nay và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.