Chư Sê: Nuôi chim yến cho thu nhập "khủng"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Dù mới phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng nghề nuôi chim yến đã mang lại nguồn thu nhập rất cao cho nhiều người dân huyện Chư Sê, Gia Lai. Ngành chức năng địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý các cơ sở nuôi chim yến để giảm thiểu tiếng ồn, ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.



Nghề hái ra tiền

Sau nhiều năm vay mượn để đầu tư trồng hồ tiêu, khi vườn cây chết sạch, gia đình ông Phạm Tiến Dũng (tổ 3, thị trấn Chư Sê) rơi vào cảnh “nợ nần ngập đầu”. Quyết tâm tìm hướng đi mới, năm 2014, ông chuyển qua nuôi chim yến. “Tôi tận dụng tầng thượng căn nhà đang ở và bỏ ra 120 triệu đồng xây nhà nuôi chim yến rộng 90 m2. Vợ chồng tôi mày mò lên mạng tìm hiểu và nhờ một công ty chuyên về tư vấn kỹ thuật nuôi chim yến hỗ trợ ban đầu. Mất 3 năm dẫn dụ, bước qua năm thứ 4, chim bắt đầu tăng đàn rất mạnh và cho thu nhập khá”-ông Dũng kể.

Nhận thấy tín hiệu khả quan, ông Dũng gom góp tiền và vay mượn thêm tiếp tục xây một căn nhà 4 tầng, trong đó, tầng trệt dùng để ở, 3 tầng trên nuôi chim yến. Hiện nay, nhà yến của ông Dũng có khoảng 10 ngàn con về sinh sống, làm tổ. Ông Dũng cho hay: “Trung bình mỗi năm, một cặp yến cho thu khoảng 3 tổ, chừng 120 tổ thì được 1 kg. Từ năm 2018 đến nay, mỗi tháng, tôi thu hoạch khoảng 5 kg tổ yến. Với mức giá bán sỉ cho các công ty 20 triệu đồng/kg và bán lẻ dao động 2,5-3,4 triệu đồng/lạng, tôi thu về không dưới 1,2 tỷ đồng/năm”.

 Ông Phạm Tiến Dũng bên sản phẩm tổ yến thành phẩm. Ảnh: L.H
Ông Phạm Tiến Dũng bên sản phẩm tổ yến thành phẩm. Ảnh: L.H



Theo ông Dũng, để nuôi chim yến chỉ phải bỏ vốn xây nhà yến, mua sắm các thiết bị (hệ thống âm thanh, cân bằng độ ẩm, thiết bị sấy tổ yến…). Sau khi đã dẫn dụ được chim yến về ở, người nuôi chỉ tốn tiền điện, nước vì chim yến hàng ngày đều bay đi tìm thức ăn trong tự nhiên. Do đó, mỗi tháng, ông chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng tiền điện, nước để duy trì hoạt động của hệ thống thiết bị trong khu nhà yến.

Cũng theo ông Dũng, chim yến sợ lạnh và gió. Ở Chư Sê nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong năm chỉ có khoảng 2 tháng trời lạnh nên khá phù hợp để nuôi chim yến. Qua hơn 5 năm nuôi, ông Dũng chưa phát hiện trường hợp chim yến bị bệnh dịch. “Nhờ nuôi yến, tôi mới thoát khỏi “vũng lầy” nợ nần”-ông Dũng tâm sự.

Tương tự, năm 2015, hộ ông Lã Văn Phóng (tổ 9, thị trấn Chư Sê) cũng đầu tư 500 triệu đồng làm 120 m2 nhà nuôi yến. Chỉ mất 1 năm dẫn dụ, chim yến đã về làm tổ. Đến nay, nhà yến của ông có khoảng 3 ngàn con về ở. Mỗi tháng, ông Phóng thu hoạch tầm 2 kg tổ yến, lãi ngót 500 triệu đồng/năm mà không tốn nhiều công sức. Ông Phóng cho biết: “Vùng Chư Sê mấy năm nay xơ xác vì hồ tiêu. Nhiều hộ phải bỏ xứ đi làm ăn rồi lâm cảnh mất nhà, mất đất vì vay mượn trồng hồ tiêu. Giữa cơn loay hoay đó, chúng tôi tìm tới nghề nuôi yến. Đã kiệt quệ vì hồ tiêu nên chúng tôi rất cẩn thận, tìm hiểu kỹ lưỡng nghề này trước khi đầu tư”.

Tăng cường quản lý

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, trên địa bàn huyện hiện có 64 cơ sở nuôi chim yến. Trong đó, thị trấn Chư Sê có 24 cơ sở, xã Ia Glai 9 cơ sở, Ia Hlốp 5 cơ sở, Al Bá 3 cơ sở, Ia Pal 5 cơ sở, Ia Tiêm 4 cơ sở, Bờ Ngoong 4 cơ sở,  Kông Htok 3 cơ sở... Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: “Nghề nuôi chim yến mới xuất hiện ở Chư Sê vài năm gần đây. Đặc biệt, từ năm 2017, số lượng cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể. Qua khảo sát bước đầu đối với một số cơ sở nuôi yến đã đi vào khai thác cho thấy hiệu quả kinh tế rất tốt, nguồn thu tương đối cao”.

Để quản lý các cơ sở nuôi chim yến, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu tất cả các hộ phải đăng ký với chính quyền địa phương về hoạt động dẫn dụ, gây nuôi chim yến cũng như việc đầu tư xây dựng nhà nuôi. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở phải giám sát thường xuyên tình trạng sức khỏe đàn chim yến, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng nhà nuôi, dụng cụ khai thác, xử lý chất thải theo đúng quy định. “Ngoài ra, để hạn chế tiếng ồn từ thiết bị phát âm thanh dẫn dụ, chúng tôi yêu cầu các cơ sở phải chấp hành nghiêm quy định không bật âm thanh vượt quá 70 decibel (dB) trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và tuyệt đối không sử dụng thiết bị phát âm thanh dẫn dụ chim yến trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau. Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã, thị trấn cùng các phòng, ban chuyên môn của huyện thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về tiếng ồn, môi trường và phòng-chống dịch bệnh của các cơ sở nuôi chim yến”-ông Hợp cho biết thêm. Tuy nhiên, cũng theo ông Hợp, giống như các địa phương khác, nuôi chim yến tại Chư Sê đang phát sinh một số bức xúc trong các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực nhà yến. Trong đó, người dân chủ yếu phản ứng về việc các cơ sở gây tiếng ồn, ảnh hưởng vệ sinh môi trường xung quanh…

 

LÊ HÒA
 

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.