Chư Sê: Hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh bắp C.P.511 tại xã Ayun

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh hiệu quả thực hiện mô hình thâm canh bắp lai C.P.511 thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển kinh tế-xã hội tại xã đặc biệt khó khăn Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” năm 2021.

 Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê và người dân tham gia mô hình tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Viên
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê và người dân tham gia mô hình tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Viên

Mô hình thâm canh bắp lai C.P.115 được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê phối hợp với UBND xã Ayun chọn địa điểm, diện tích 10 ha/20 hộ tham gia thực hiện. Hộ tham gia mô hình được đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu; được cán bộ kỹ thuật khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng; đồng thời ứng dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và bón phân hợp lý; ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp để phòng trừ dịch hại; sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất bắp ở các công đoạn: làm đất, lên luống và gieo hạt, bóc bẹ, tách hạt và làm khô hạt.

Kết quả theo đánh giá đầu bờ, mô hình thâm canh cây bắp C.P.511 ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất được thực hiện tại các làng Keo, Vương Chép và Tung Ke (xã Ayun), từ tháng 6-2021 đến nay, sau 90 ngày chăm sóc cây bắp sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất ước đạt 63-75 tạ/ha. Sản phẩm được thương lái thu mua với giá 5.200 đồng/kg, số tiền thu được từ 32-39 triệu đồng/ha; lãi ròng ước đạt hơn 7 triệu đồng/ha.

Kết quả đạt được từ mô hình thâm canh bắp lai C.P.115 tại xã Ayun đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

 

HOÀNG VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.